4 BỘ PHẬN ÉP CỦA MÁY XEO


Giấy hình thành ở phần lưới, qua trục bụng chân không đạt độ khô 18-22% tiếp tục được ép cưỡng bức tớ độ khô 35-42% nhờ các cặp ép chân không, ép ngược… bố trí liên tiếp cặp nọ tới cặp kia.
Giấy hình thành ở phần lưới, qua trục bụng chân không mới chỉ đạt độ khô tới độ khô 18-22%, liên kết tờ giấy chưa chặt chẽ nếu đem sấy ngay thì có hiện tượng:
Tiêu hao nhiệt cao.
Kết cấu tờ giấy rời rạc, thô nhám, tính cơ lý thấp.
Cần đưa giấy qua ép để ép vắt cưỡng bức, cải thiện thêm bề mặt tờ giấy, xóa bỏ những vết lưới trên giấy, tăng độ chặt của tờ giấy và quan trọng hơn là làm tăng tính cơ lý của giấy.
Hiện nay có các hệ trục ép sau:
Cặp trục ép thường
Cặp trục ép chân không
Cặp trục ép ngược
Cặp trục ép nóng
Cặp trục ép là
Hệ ép có nhiều lô ép
Hệ thống ép đôi
Để đánh giá hiệu quả của bộ phận ép người ta dựa vào 2 chỉ tiêu:
Lượng nước thoát ra của giai đoạn ép.
Độ ẩm đồng đều trên toàn băng giấy sau khi ép.
Qua cấu trúc băng giấy đã được thay đổi, diện tích tiếp xúc của các xơ và lực liên kết giữa chúng tăng lên. Cụ thể là độ bền băng giấy tăng lên, tính cơ lý cũng thay đổi như độ dày, khả năng thoát khí, độ thấu sáng.

4.1 Sự thoát nước của các lô ép:
Trong quá trình ép, lực ép của 2 trục lên tờ giấy nằm giữa có chăn len đệm, giấy không bị ép nát mà nước lại thoát ra nhiều. Nước thoát ra chia làm 2 giai đoạn:
Do chăn len hút
Thoát qua chăn xuống mặt lô ép dưới và chảy theo chiều ngược chiều lô ép nhờ trọng lực bản thân của nước mà rơi xuống máy chảy ra ngoài.
Như vậy sự thoát nước qua ép được quyết định bởi:
Áp lực ép 
Trở lực thoát nước của tờ giấy
Tính chất hút và lọc nước của chăn len
Nếu áp lực ép càng lớn, tuyến áp càng lớn, độ cứng của lô ép càng lớn thì nước càng dễ thoát ra thì nước càng dễ thoát ra khỏi băng giấy. Khi đường kính lô ép, trọng lượng lô ép tăng, bề mặt tiếp xúc của hai lô ép tăng.
Tính lọc nước, hút nước của chăn len phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Loại vật liệu làm chăn
Cách dệt chăn
Độ căng, chùng của chăn len khi làm việc
Mức độ sạch sẽ của chăn len
Độ dày của chăn

4.2 Nguyên lý làm việc của các hệ ép:
Để lực ép đè lên băng giấy được tăng lên từ từ và đạt tới áp lực cao nhất, ở đường tiếp xúc của lô tránh hiện tượng ép nát giấy và nước thoát ra không thấm trở lại được người ta đặt hai lô ép trên và dưới song song nhau và lệch tâm. Kết quả là nước trong băng giấy được thoát ra với các điều kiện thuận lợi nhất.
Độ lệch tâm của lô ép phụ thuộc vào:
Đường kính lô
Tốc độ máy xeo
Tốc độ cao, đường kính lô lớn thì độ lệch tâm lớn theo. Máy xeo có nhiều hệ ép, độ lệch tâm của hệ ép cuối cùng là nhỏ nhất. Lô ép trên và các suốt được chuyển động theo lô ép dưới nhờ lực ma sát và nhờ chăn len.

4.2.1 Hệ ép có hòm hút chân không bên trong:
Hệ ép này có 2 trục ép. Trục dưới là trục hút chân không giống như trục bụng chân không nhưng độ chân không nhỏ hơn 2 lần độ chân không của trục bụng. Trục ép dưới, vỏ bằng đồng được khoan lỗ với đường kính bằng 4-5 mm. Lô ép trên làm bằng đá granito hoặc bằng cao su cứng. Lô trên đặt lệch tâm so với lô dưới theo hướng đi của giấy từ 30-60 mm nhằm làm nhiệm vụ hút nước trước rồi mới ép. Băng giấy qua hệ ép chân không được thoát nước nhờ chân không ở đoạn đầu của vùng ép sau đó bằng chân không và bằng tuyến áp của vùng tiếp xúc giữa 2 lô ép.
Hệ ép có hòm hút chân không có các ưu điểm sau:
Độ khô băng giấy cao hơn, đồng đều hơn
Hiện tượng đứt giấy khi qua ép giảm
Hệ ép chân không còn làm cho tuổi thọ của chăn len cao hơn
Sản phẩm giấy có độ chặt tốt hơn
Nếu trục hút chân không bọc cao su thì hiệu quả ép cao hơn. 

4.2.2 Sự bố trí các cặp ép trên máy xeo:
4.2.2.1 Ép thuận:
Ép thuận còn được gọi là ép phổ thông, nó được bố trí ở sau trục bụng. Trên các máy xeo cũ thường lắp một hoặc hai cặp ép thuận.
Được gọi là ép thuận bởi vì giấy được ép tiếp xúc với mặt lô trên bằng đá, do đó mặt trên của nó có độ nhẵn trơn hơn.
4.2.2.2 Ép ngược:
Ép ngược có chiều ngược với chiều ép thuận.
Hệ ép này ngoài việc ép vắt nước làm tăng độ khô băng giấy nó còn nhiệm vụ quan trọng là làm cho 2 mặt băng giấy được nhẵn đều, là nhẵn vết hằn của lưới lên bề mặt giấy. Băng giấy đi vào hệ ép ngược sao cho mặt băng giấy phía dưới (ở bộ phận lưới) được áp vào lô đá (có bề mặt nhẵn bóng ở phía trên) còn mặt kia nằm trên chăn len. 
Hệ ép ngược thường được bố trí ở máy xeo có tốc độ nhỏ hơn 300 m/phút. 

4.3 Chăn ép và các suốt:
4.3.1 Chăn ép:
Bộ phận ép còn có chăn ép, các suốt đỡ chăn, căng chăn, lái chăn, đàn chăn.
Chăn ép là một tấm đệm đàn hồi đỡ tờ giấy ở vùng ép và thấm nước vừa ép ra, là một băng tải giấy. Chăn ép được làm từ 100% len. Thấm nước và đàn hồi tốt. Để hạ giá thành chăn ép người ta có thể dùng 40-50% sợi tổng hợp thay thế cho sợi len. Loại chăn này có tính thấm nước, đàn hồi và mềm dẻo kém hơn.
Chăn ép được lắp sao cho chiều chuyển động trùng với chiều nghiêng của tuyết chăn, nếu lắp ngược thì tuyết chăn bị mất dần ảnh hưởng đến tuổi thọ của chăn và sự mịn màng bề mặt của giấy, ảnh hưởng sự thoát nước của giấy 
Trong giá thành của sản phẩm giấy thì giá chăn lưới chiếm tới 4-5%.
Yêu cầu chung đối với chăn ép:
Chiều dài ban đầu phải hồi phục nhanh sau khi thôi ép.
Nước, chất độn và xơ sợi nhỏ thoát dễ dàng qua chăn và không làm bít chăn.
Bền vững trong môi trường ma sát cơ khí và ăn mòn của hóa chất.
Giữ được kích thước ban đầu ổn định trong thời gian dài cả về chiều dài và khổ ngang.
Bề mặt chăn mịn màng, bằng phẳng để phẳng để giảm hoặc không in hằn vết chăn lên giấy.

4.3.2 Cơ cấu chỉnh chăn:
Mỗi chăn có một đường chuẩn, khi vận hành yêu cầu đường chuẩn phải thẳng hàng không bị lệch. Thực tế khó đạt được mà có 3 khả năng:
Đường chuẩn lăn về phía sau
Đường chuẩn lồi về phía trước
Đường chuẩn bị lệch
Trường hợp đường chuẩn lăn về phía sau là do độ phồng của trục ép không đủ, hay lực ép ở hai đầu quá lớn. Để khắc phục hiện tượng này phải chọn trục dẫn chăn thích hợp hoặc sử dụng giấy có cường độ vật lí cao để cuốn vào giữa trục ép nâng độ phồng của trục lên.
Nếu do độ phồng của trục ép quá lớn làm cho tốc độ lô ép giữa lớn lên, kéo chăn đi trước, khi đó đường chuẩn của chăn sẽ chạy lồi về phía trước, người ta sẽ chọn trục dẫ chăn cho hợp hay cuốn giấy vào 2 đầu của trục ép làm giảm độ phồng đi.
Chạy lệch là do lắp chăn không đều, có lực ép không đều ở 2 bên. Khắc phục bằng cách, chỉnh lại chăn ép, hay chỉnh lại lực ép cho cân bằng hai bên mép chăn.

4.3.3 Cơ cấu rửa chăn:
Để làm sạch chăn người ta đưa vào dây truyền cơ cấu rửa chăn. Quá trình làm việc chăn bị bẩn, xơ sợi vụn bám vào mặt chăn gây ảnh hưởng nhiều đến độ thoát nước của băng giấy. Vì vậy phải luôn luôn vệ sinh cho sạch sẽ bằng cách rửa chăn. Rửa chăn có nhiều kiểu:
Dùng trục ép rửa chăn
Rửa chăn bằng khí nén
Cơ cấu rửa chân không. 

technician_papermill
Chức vụ: Một Công nhân
Lương xuân Tiến

Nguồn: Diễn đàn công nghệ giấy