Trục lô cao su ép lưới...



Trong quá trình tìm thông tin về ngành giấy và các trục lô cao su ép bụng, trục lô cao su ép lưới  thấy trang này. 
Giới thiệu đến các bạn tham khảo.



Bộ phận lưới -xeo giấy

-Là bộ phận thứ hai của quá trình xeo giấy, sau thùng đầu, tại đây tờ giấy được hình thành. Có nhiều kiểu thiết kế máy xeo mà tên gọi của nó dựa vào kiểu thiết kế khác nhau ở bộ phận lưới và dựa vào cách thiết kế người ta đặt tên cho máy xeo. Thí dụ : 
-Máy xeo dài (Fourdriner) là loại máy xeo có bộ phận là một bàn lưới dài khoảng 10-20 mét. 
-Máy xeo lưới đôi (Twin Wier Papermachine) là loại máy xeo có bộ phận lưới gồm hai lưới chạy ép sát nhau để thực hiện quá trình ép nước thoát ra từ tấm bột nằm giữa hai tấm lưới. 
Máy xeo tròn (Cylinder Papermachine) :là loại máy xeo là các lô tròn. 

Nhiệm vụ: 
-Hình thành tờ giấy 
-Thoát một phần lớn lượng nước từ tấm giấy ướt mới được hình thành . 

2.1 Bộ phận lưới của máy xeo dài. 

a/Tấm lưới xeo :
Là một tấm dài được nối hai đầu lại với nhau tạo thành tấm lưới dài liên tục.
- Nhiệm vụ:
- Hình thành và vận chuyển tấm giấy ướt. 

- Thoát một phần lớn lượng nước từ tấm giấy ướt. 
Tấm lưới trước đây thường là lưới kim loại, được dệt bằng sợi hợp kim hoặc từ sợi inox gọi là lưới inox. Ngày nay lưới xeo dược dệt bằng sơị chất dẻo tổng hợp có độ bền cao gọi là lưới nilon. Các loại lưới xeo thường có số mét từ 40-100. Lưới có số met càng cao thì lưới càng mịn. 
Khi xeo giấy cần kiểm xoát chế độ thoát nước trên bộ lưới của máy xeo nhất là độ chân không trong hòm hút chân không sao cho thích hợp để hạn chế hiện tượng hai mặt của tờ giấy . 

b/Trục ngực: 
Vị trí: nằm ngay phía dưới thùng đầu ở lối ra của môi phun bột. 
Nhiệm vụ: vừa phải đỡ, vừa phải căng tấm lưới ở một đầu bàn lưới và quay chuyển tấm lưới vào vùng hình thành tờ giấy. Vì thế nó cần đủ lớn và đủ cứng để tránh hiện tượng cong võng của lưới xeo. 

c/Tấm định hình : 

-Là tấm phẳng lớn hay nhiều tấm phẳng nhỏ sát nhau nằm kề với trục ngực. 
Nhiệm vụ: hạn chế sự thoát nước khi lớp bột mới được phun lên lưới vì khi còn nhiều nước thì các đám sơ sợi được xáo trộn dễ dàng hơn, sơ sợi được phân bố đều hơn theo cả hướng máy và huóng ngang trong quá trình ban đầu hình thành tờ giấy. 
Tấm định hình được hình làm từ vật liệu chịu mài mòn cao như polyetylen, nhôm oxít… 
Tấm định hình dễ gây ra sự cố lên có xu thế bị bỏ trong những nhà máy xeo hiện đại 


d/Tấm chắn biên: 

Là hai tấm chặn ở hai bên lưới khi tấm bột mới phun lên lưới. 
Nhiệm vụ:Ngăn dòng bột trên lưới không bị trào sang hai lưới.Khống chế khổ giấy theo yêu cầu cần xeo. 
Ngày nay người ta có thể sử dụng tia nước phun để tạo biên cho tấm giấy theo kích thước tùy ý. 

e/Suốt đỡ lưới :
-Là những suốt nhỏ quay tự do.
Nhiệm vụ : Đỡ tấm lưới khi tấm lưới chuyển động trên bàn lưới. 
Tác dụng: Thoát nước khi tấm bột ướt đi qua nhờ áp suất chân không được tạo thành khi tấm lưới và suốt đỡ tách nhau ra. Đặc điểm của áp suất chân không tạo ra bởi suốt đỡ lưới là độ chân không rất cao trong khoảng thời gian rất ngắn. 

f/Tấm gạt nước :
Là những tấm có bề rộng khoảng 5-10 cm đăt hơi nghiêng với bề mặt lưới một góc 0,5-30.
Nhiệm vụ : làm thoát nước giúp cho sự hình thành tấm giấy được đều và tốt hơn,chất độn và các hạt mịn được bảo lưu tốt hơn trên bề mặt tấm giấy tiếp xúc với lưới. 

g/Lô Dandy : 
Là lô nhẹ có vân hoa trên bề mặt. 
Vị trí: nằm trên lưới ngay chỗ các hòm hút chân không áp lực thấp. 
Nhiệm vụ: Để in chìm những hoa văn của lô Dandy lên bề mặt tờ giấy.Tăng độ nhẵn của giấy in. Tăng độ thoát nước của giấy bột 

h/Trục bụng: 
Là lô lưới nằm cuối bộ phận lưới. 
Nhiệm vụ : Truyền chuyển động cho toàn bộ hệ thống lưới xeo. Tăng độ khô cho tấm giấy trước khi sang bộ phận ép. 
Để đảm đương nhiệm vụ truyền động cho bộ phận lưới thì trục bụng phải là trục lớn để bền, nối trực tiếp với mô tơ truyền động. 
Để đảm đương nhiệm vụ làm tăng độ khô cho tấm giấy thì trong trục bụng người ta thiết kế các khoang hút chân không. Trên bề mặt trục bụng có khoan nhiều lỗ để thực hiện độ hút chân không ,đường kính của lỗ khoảng 5,5mm, tổng diện tích bề mặt thoáng chiếm khoảng 28-56% bề mặt lô.Áp suất chân không trong khoang hút của trục bụng có thể đạt rất cao. Tùy từng loại giấy mà áp dụng mức độ hút chân không khác nhau. 

i/Chăn bắt giấy : 
Nhiệm vụ:Dính tấm giấy từ lưới sau khi qua trục ngực lên chăn rồi dẫn tấm giấy ướt qua bộ phận ép. 
Cơ chế bắt giấy bằng chăn hay được áp dụng khi xeo các loại giấy có định lượng thấp hoặc độ bền ướt của tấm giấy thấp, máy xeo có vận tốc cao. 

2.2/ Bộ phận lưới của máy xeo lưới đôi (Twine wire machine): 
Có 2 loại máy xeo lưới đôi: 
- Máy xeo lưới đôi để sản xuất giấy một lớp. 
- Máy xeo lưới đôi để sản xuất giấy hai lớp. 

2.2.1.Máy xeo lưới đôi để sản xuất giấy một lớp (Gap Former) 
- Nguyên tắc hoạt động: dòng bột được đưa vào khe hở giữa 2 tấm lưới dài chuyển động liên tục tạo thành tờ giấy ướt giữa 2 tấm lưới, sau đó 2 tấm lưới chuyển động ép sát vào nhau, nước từ tấm giấy ướt có thể thoát ra từ 2 mặt của tấm giấy. 
* Những ưu thế của máy xeo lưới đôi: 
+ Sự thoát nước được thực hiện nhanh hơn . 
+ Vận tốc máy cao hơn . 
+ Thành phần bột giấy và chất phụ gia trên 2 mặt của tờ giấy giống nhau hơn, hạn chế được hiện tượng 2 mặt của tờ giấy . 

- Ứng dụng của máy xeo lưới đôi Gap Former: thường được sử dụng để sản xuất các loại giấy in,giấy báo…(vì vận tốc của máy xeo rất nhanh khoảng 2000m/ phút) 
- Có 3 hình thức thiết kế loại máy máy xeo lưới đôi Gap former: 
+ Gap Blade Former:nước được thoát chủ yếu nhờ các hòm hút chân không có bề mặt phẳng. 
+ Gap roll Former: nước được thoát chủ yếu nhờ các trục tròn bên ttrong có các khoang hút chân không. 
+ Gap Roll /Blade Former: nước được thoát bởi sự kết hợp cac3 2 cơ chế trên. 

* Ưu điểm của Blade Former so với Roll Former là sự hình thành tờ giấy được tốt hơn, nhưng độ bảo lưu các chất phụ gia thấp hơn. 


2.2.2 Máy xeo lưới đôi để sản xuất giấy nhiều lớp (Hybrid Former): 

Nguyên tắc hoạt động: người ta lắp thêm 1 hay nhiều bộ phận phun bột và lưới xeo ở ngay phía trên bàn lưới để tạo thành những lớp bột mới, các lớp bột này được kết hợp lại với nhau trên bàn lưới của máy xeo dài chính 
Ứng dụng: sản xuất giấy nhiều lớp với vận tốc và chất lượng cao.Chất lượng của giấy nhiều lớp sản xuất trên máy xeo kiểu này tốt hơn so với sản xuất trên máy xeo tròn vì sự đan kết sơ xợi tốt hơn. 

2.3 Máy xeo tròn ( Cylinder Papermachine): 
- Máy xeo tròn có bộ phận lưới gồm nhiều lô lưới. Mỗi lô lưới là 1 lô hình trụ rỗng nằm ngang, đường kính thường trong khoảng từ 1m đến 1,5m, trên mặt lô bao bọc bởi lưới xeo. 
- Nguyên tắc hoạt động: lô lưới đượ đặt ngập 1 phần trong thùng bột. Khi lô lưới quay trong thùng chứa huyền phù bột, do tác dụng của trọng lực, phần nước từ dòng bột thoát qua lô lưới vào trong khoảng rỗng của lô lưới, còn sơ xợi sẽ bám trên mặt lưới => tấm giấy ướt được hình thành.Khi phần lô có tấm giầy quay ra khỏi vùng ngập bột thì tấm giấy ướt được ép và dính sang chăn dẫn giấy dể qua các công đoạn ép và sấy khô tiếp theo. 

*Ưu điểm chính : 
+ Thuận tiện dủng để sản xuất các loại giấy bao bì nhiều lớp. 
+ Chiếm diện tích ít hơn so với máy xeo dài. 
+ Các chi tiết máy dễ chế tạo, thay thế, máy xeo dễ vận hành và giá rẻ. 
+ Thích hợp cho nhũng cơ sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư thấp, năng động khi cần thay đổi mặt hàng. 
* Nhược điểm : 
+ Sự đan kết của sơ xợi kém =>độ bền cơ lý theo chiều ngang của giấy kém. 
+ Tốc độ chậm hơn máy xeo dài và máy xeo lưới đỗi nên năng suất thấp. 

2.4 Hệ thống thu hồi nước trắng: 
+Nước trắng có chứa sơ xợi mịn và những chất phụ gia có trong thành phần bột giấy. 
+Hệ thống thu hồi và sử dụng nước trắng được phân chia như sau: 
+ Nước trắng có nồng độ sợi cao: là nước thu hồi được ở phần đầu bộ phận lưới, nước này được đưa về bể chứa riêng nằm ở dưới lưới. Nước này được sử dụng hòa loãng dòng bột trước khi vào thùng đầu. 

+ Nước trắng có nồng độ bột thấp hơn: thu hối từ các hòm hút chân không áp lực cao ở phần sau của bộ phận lưới. Nước này được đưa về bể riêng, sử dụng làm nước hòa loãng trong các khâu nghiền hoặc rửa bột, rửa lưới, rửa chăn. Phần nước dư thừa từ bể này sẽ được đưa qua thiết bị thu hồi bột. 

* Những nguyên tắc được áp dụng nhằm tăng hiệu quả tiết kiệm nước, tận dụng sơ xợi và giảm thiểu lượng chất thải từ máy xeo: 
+ Đường đi của nước trắng thu hồi từ phần đầu của bộ phận lưới quay trở lại thùng đầu càng ngắn càng tốt. 
+ Tách biệt hoàn toàn hệ thống xử lý giấy đứt và hệ thống thu hồi bột mịn. 
+ Hệ thống nước trắng cho mỗi máy xeo phải tách biệt nhau. 
+ Chỉ thải ra cống những phần nước trắng dư, có nồng độ bột thấp nhất, 
Thiết bị thu hồi bột mịn: hay được sử dụng nhất là thiết bị lọc đĩa, thiết bị tuyển nổi và tháp lắng hình côn. 

2.5 Hệ thống xử lý giấy đứt: 
- Giấy đứt: là toàn bộ những phần giấy sản xuất hỏng trên toàn bộ máy xeo từ khâu ướt tới khâu khô. 
- Hệ thống xử lý giấy đứt gồm 2 phần: 
+ Tái sinh giấy hỏng ướt từ bộ phận ướt của máy xeo ( từ khâu lưới tới khâu ép) 
+ Tái sinh giấy hỏng khô từ bộ phận khô của máy xeo (từ khâu sấy tới khâu cuộn) 
- Nhiệm vụ của quá trình xử lý giấy hỏng: đánh tơi các phần giấy hỏng ra thành bột phân tán thật đều để sử dụng lại cho sản xuất giấy. 
- Thiết bị thông dụng trong xử lý giấy hỏng từ bộ phận ướt là các máy nghiền thủy lực. Trong xử lý giấy hỏng khô, ngoài thiết bị nghiền thủy lực người ta phải sử dụng thêm thiết bị chà bột sát ở nồng độ cao có tên gọi Deflaker để phân tán triệt để những đám bột mà máy nghiền thủy lực không phân tán được. 

Bộ phận lưới của máy xeo là bộ phận hình thành tấm giấy. Nếu có được thiết bị và hoạt động tốt thì sẽ làm cho tấm giấy được hình thành đều và thoát nước tốt, giảm bớt được công việc của các quá trình sau là ép và sấy. Giúp cho chất lượng giấy được tốt và nâng cao được hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất giấy. 

3/ Bộ Phận Ép : 
3.1 Nhiệm vụ chính của bộ phận ép là : 
-Ép vắt cưỡng bức được càng nhiều càng tốt lượng nước có trong tấm giấy để giảm bớt lượng nước cần làm khô trong khâu sấy tiếp theo vì làm khô bằng phương pháp ép thì rẻ hơn nhiều so với làm khô bằng phương pháp sấy . 
Cải thiện bề mựt từ giấy, xóa bỏ vết lưới trên tấm giấy. 
-Tăng độ chặt của tờ giấy giúp làm tăng diện tích tiếp xúc giữa các bề mặt sơ sợi, kết quả là tăng được độ bền của tờ giấy. 
*/ Yêu cầu của bộ phận ép: 
-Lượng nước thoát ra của bề mặt tờ giấy càng nhiều càng tốt mà không phá hủy kết cấu của tờ giấy. 
-Độ ẩm đồng đều trên toàn bộ trên toàn bộ băng giấy cả theo chiều dọc và chiều ngang 
-Đưa băng giấy từ cặp này qua cặp ép khác phải an toàn, không làm nhăn hoặc rách giấy. 
Diễn tiến quá trình trong khe ép: 
• Trải qua 4 giai đoạn: 
• -Giai đoạn 1: Bắt đàu quá trình nén của băng giấy và chăn. 
• -Giai đoạn 2: Băng giấy bão hòa và áp sức thủy lực bên trong cấu trúc băng giấy làm cho nước di chuyển từ giấy sang chăn. 
• Giai đoạn 3: Khe ép tiếp tục nới rộng cho đến khi lực áp thủy lực trong băng giấy bằng 0 tương ứng độ không cực đại của băng giấy. 
• -Giai đoạn 4: Cả băng giấy và chăn được nới rộng ra và băng giấy trở nên không bão hòa. 

3.2/ Sự thoát nước của quá trình ép: 

-Tấm giấy thường được đặt trên tấm chăn khi đi qua khe hở giữa hai khe ép.lực giữa hai khe có tác dụng vắt ép cưỡng bức nước thoát ra từ tấm giấy. Nước thoát ra từ tấm giấy sẽ bị chăn len hút. 

*Hiệu quả thoát nước nước từ bộ bộ phận ép phụ thuộc vào các yếu tố sau: 
-lực ép :lực ép càng cao thì lực ép thoát ra càng nhiều. Nhưng áp lực ép không được cao quá làm phá vỡ kết cấu của tấm giấy . 
-Tính chất thoát nước của chăn ép : chăn ép khải là vật liệu mịn , bền , thoát nước tốt (như len ,sợi tổng hợp ), chăn ép phải làm sạch thì thoát nước mới tốt , chăn ép bẩn thoát nước kém dễ gây hiện tượng ép nát làm hư giấy . 
Độ thoát nước từ bột giấy : độ nghiền SR càng cao thì khả năng thoát nước càng chậm , lực ép phải hạn chế và tăng từ từ để tránh hiện tượng ép nát , hoặc phải làm tăng nhiệt độ của tấm bột để làm giảm độ nhớt của nước, làm cho nước dễ thoát hơn . Cách này gọi là phương pháp ép nóng . 

3.3/Cấu trúc của lô ép : 
Một cặp ép thường bao gồm hai lô ép : lô ép dưới và lô ép trên: 
-Lô ép dứới : thường tiếp xúc với chăn ép. Nó thường được đucs bằng thép, ngoài bọc bằng cao su hay vật liệu có tính đàn hồi nên gọi là lô mềm. Mục đích bọc lớp vật liệu đàn hồi là tăng diện tích tiếp xúc giữa 2 lô ép, tăng khả năng chịu lực của cặp ép. Bề mặt những lô ép dưới của các máy xeo hiện đại có thể là một trong các dạng như sau: 
+Lô ép có bề mặt trơn (không khoan lổ hoặc làm rãnh ): 
Khi đó độ thoát nước hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hút nước của chăn ép. Để làm tăng khả năng thóat nước người ta có thể sử dụng 2 chăn ép đệm ở 2 bên mặt tấm giấy để thút nước thoát ra từ cả 2 phía khi đi qua ép. Cặp thứ nhất trong bộ phận ép thường sử dụng dạng ép này. 
+ Lô ép có khoan lỗ và có hút chân không: 

Bề mặt lô có niều lổ khoan làm lỗ thoát nước, đường kính mỗi lỗ khoảng 0,5cm và bên trong lô có lắp dặt các khoang hút chân không như đối với trục bụng. 
Các lô này được ứng dụng trong các trường hợp ép hút chân không. Cách này cho phép tăng đáng kể độ khô tấm giấy khi đi qua ép. Nhưng vì có nhiều lỗ nên làm giãm khả năng chịu lực của lô vào lô ép kiểu này rất đắt tiền vì chi phí gia công lớn. 
+Lô có các khe thoát nước: 
Chiều sâu mỗ khe 0,5mm, chiều ngang khe 2,5mm, khoảng cách giaữ 2 khe là 3,2mm ( có khoảng 8 khe trên mổi ink theo chiều dài lô ). Cách thiết kế này giúp tăng đáng kể khả năng thoát nước từ tấm giấy sang chăn và từ chăn sang khe của lô ép, do đó cho phép tăng lực tác dụng lên lô ép. Kết quả là tăng được đáng kể độ khô của tấm giấy sau khi qua lô ép dạng này so với lô ép , ặt nhẵn. Nứoc từ các khe sau dó bị văng đi do lực li tâm khi máy xeo chạy với vận tốc cao. Các khe ép dược làm sạch bằng cách phun nước sau đó có tấm gạt nước để làm khô bề mặt lô trước khi tiếp xúc với giấy trong chu trình mới. Lô ép kiểu này giá thành cũng rẽ hơn và bền hơn hẳn so với lô ép chân không. 
+Lô ép có các lỗ thoát nước nông (không vào dến khoang rỗng bên trong lô ). 
Lô này có khoang rỗng để chứa nước thoát ra từ tấm giấy lớn hơnlô dạng khe nên khả năng thoát nước tốt hơn. Nước từ các lổ này bị văng ra khi lô quay với vận tốc cao, khả năng tự làm sạch của lỗ này cũng tốt hơn lô dạng khe. 
+Lô ép trên: 
Lô này thường tiếp xúc với bề mặt tấm giấy, nó thường được làm bằng đá granit hoặc đá nhân tạo được gia công nhẵn. Việc sử dụng đá granit làm lô ép trên có 2 mục đích: 
.Thứ nhất là lợi dụng tỷ trọng cao của đá để tăng lực ép . 
.Thứ hai là kết cấu tđá granit có đặc điểm là có các lổ li ti, trong dó có chứa không khí, vì vậy khi bị ép mạnh lên bề mặt giấy thì các lỗ nhỏ này có tác dụng lỗ đệm khí, làm cho tấm giấy tuy bị ép chặt nhưng không bị dính vào bề mặt lô. 

3.4/ ĐỘ LỆCH TÂM GIỮA 2 LÔ ÉP. 
Lô ép trên luôn luôn được đặt trên lô ép dưới một chút theo chiều chuyển động của tm61 giấy: 
Độ lệch tâm như vậy nhằm 2 mục đích: 
.Thứ nhất là để kực ép được tăng lên từ từ trước khi đạt giá trị cao nhất. 
.Thứ hai là tăng diện tích ép. 
Như vậy để quá trình ép được ôn hòa hơn, tránh được sự phá vở của tấm giấy trong vùng ép. Độ lệch tâm thường khoảng 50-120mm. Độ lệch tâm phụ thuộc vào đường kính lô ép và tốc độ máy xeo” đường kính càng lớn, tốc đọ máy càng cao thì độ lệch tâm càng nhiều. Trên máy xeo có nhiều lô ép thì độ lệch tâm của cặp ép sau cùng là nhỏ nhất. 

3.5/ LỰC ÉP: 
Lực ép trên tấm giấy trong khe ép thường được biểu thị bằng lựctác dụng lên một đơn vị chiều dài của khe ép. Lực ép thường trong khoảng 400-8500N/m. Lượng nước thoát ra tỉ lệ thuận với diện tích phần giới hạn bởi đồ thị của lực ép với trục thời gian. 

3.5.1)Chăn ép : 
Chăn ép giữ hai nhiệm vụ chính: 
+Thứ nhất: Là đỡ phía tấm lưới giấy ướt và dẫn nó đi vào bộ phận ép. 
+Thứ hai: Là thấm hút nước thoát ra từ tấm giấy khi đi qua vùng ép. 
-Chăn ép thường được dệt bằng hai lớp: 
Lớp dưới nilon rất bền làm phần cốt thì dệt trước để tạo độ bền, sau đó đan kết sơ sợi mịn là len hoặc sợi tổng hợp lên trên để tạo bề mặt mịn hoặc thấm hút nước từ tấm giấy. Sau đó dẫn tấm giấy đi qua vùng ép thì tấm giấy và chăn cần được tách riêng nhau ra càng nhanh càng tốt đễ tránh hiện tượng nước bị thấm ngược trở lại từ chăn vào tấm giấy, sau đó chăn ép được phun nước để làm sạch rồi được hút chân không để làm khô trước khi tiếp xúc với tấm giấy trong chu kì mới. 

3.5.2) Cách bố trí các cặp ép trong bộ phận ép:
-Ép thuận: Tấm giấy được chăn dẫn theo chiều chuyển động xuôi của máy vào khe ép: Mặt trên của tấm giấy tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lô ép trên, mặt dưới của tấm giấy mà lúc trước tiếp xúc với lưới, nay tiếp xúc với chăn sấy. 

Ưu điểm: Dễ dàng tiến hành, giấy không bị đứt. 
-Ép nghịch: Trong cặp ép nghịch, tấm giấy được dẫn theo chiều ngược trở lại so với cặp ép thuận, như vậy lúc này mặt bên kia của tấm giấy sẽ được làm nhẵn, vết hằn của lưới xeo trên tấm giấy sẽ được xóa đi, hai mặt tấm giấy có độ nhẵn tương tự nhau. 
3.5.3) Để tăng độ khô của tấm giấy,ngoài các cặp ép thông thường người ta có thể sử dụng thêm 3 cách sau: 
-Sử dụng hai chăn ép: Ở hai bên tấm giấy khi qua bộ phận épđer làm tăng khả năng thoát nước từ tấm giấy vào chăn. 
-Ép nóng: Gia nhiệt cho tấm giấy trước khi vào bộ phận ép để làm giảm độ nhớt của nước, làm cho nước dễ thoát ra từ tấm giấy hơn. Có các cách gia nhiệt cho tấm giấy ướt: 
+Cách thứ nhất: Dùng vòi phun hơi nóng lên bề mặt tấm giấy khi nó đi qua các hòm hút chân không của bộ phận lưới. 
+Cách thứ hai: Cho tấm giấy tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lô nóng mà bên trong có gia nhiệt bằng hơi. 
-Sử dụng cơ chế trên đệm cố định: 

Trong cơ chế này, lô ép trên vẫn là lô ép bình thường, nhưng lô ép dưới được thay bằng tấm đệm cố địnTấm này là một tấm cứng được đặt cố định, bên trên tấm cứng là một lớp dày vật liệu chất dẻo không thấm nước có độ chịu nén cao. 
Mục đích của lớp vật liệu này là để tăng diện tích tiếp xúc của vùng ép lên là 25cm theo chiều chuyển động của máy xeo và tăng lực ép lên tới giá trị 4000-40.000N/cm. 
Như vậy, cách ép này cho phép tăng được đáng kể lượng nước thoát ra từ vùng ép và giảm được hiện tượng ép nát vì lực ép tuy cao nhưng được phân bố trong khổ rộng hơn hẳn so với kiểu ép thường. Cơ chế ép đệm này thường được áp dụng trên các máy để xeo giấy có định lượng lớn và lắp đặt ở khâu ép cuối cùng trước khi vào sấy. 

3.5.4) Hiện tượng cong trục của các lô ép và các biện pháp khắc phục: 
Khi lô ép trên ép lên lô ép dưới, lực ép lớn làm cho trục của lô ép dưới bị hơi võng xuống một chút, gây ra hiện tượng lực ép phân bố không đều theo chiều ngang của tấm giấy: Ở hai bên đầu thì lực ép hơn phần giữa lô. 
Có các cách khắc phục hiện tượng này như sau: 


+Cách thứ nhất: Chế tạo lô ép có độ phồng lên ở giữa so với hai đầu. 
+Cách thứ hai: Bên trong lô ép dưới người ta thiết kế cơ chế nâng bằng đầu hoặc thủy lực để làm sao duy trì được lực nén vẫn đều dọc theo lô ép mặc dù trục dưới có thể bị cong một chút. 

Như vậy: Bộ phận ép đóng một vai trò quan trọng đối với chất lượng và giá thành khi sản xuất giấy. Nếu bộ phận ép được thiết kế và vận hành tốt nó có thể vừa đảm bảo chất lượng về độ nhẵn và độ bền cơ lý của tờ giấy, vừa có khả năng tăng độ khô của giấy lên được nhiều. Trong các máy xeo thường bị độ khô của tấm giấy sau khi qua bộ phận ép đạt khoảng 35-40%. Trên các máy xeo hiện đại độ khô có thể đạt trên 40%, thậm chí là 50%. Như vậy sẽ tiết kiệm được lượng hơi đáng kể cần dùng trong bộ phận sấy tiếp theo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất giấy. 

4/ Bộ phận sấy : 

Nhiệm vụ :Tiếp tục làm bay hơi phần nước bằng cách sử dụng nhiệt. 
Có 2 phương pháp: 
+Sấy bằng lô sấy: Dùng nhiệt từ hơi nước từ áp suất cao đi vào lô sấy để làm khô giấy. 
+ Sấy bằng lò sấy: Dùng không khí nóng thổi vào bên trong lò sấy có tấm giấy đi qua để làm khô giấy. 
-Phương pháp này được áp dụng trong một số trường hợp đặ biệt khi sản xuất các loại giấy có độ xốp cao như trong sản xuất giấy lọc,sấy bột giấy bán thành phẩm. 
-Năng lượng cung cấp cho buồng sấy là hơi hóa nhiệt và yếu tố quan trọng là cần có bề mặt truyền nhiệt lớn.Tăng tốc độ bốc hơi nước,giảm tiêu tốn hơi sấy và việc bảo ổn nhiệt. 
-Nhiệt cung cấp cho quá trình sấy được chuyển đến băng sấy qua hệ thống nhiều trục sấy có đường kính lớn,có lớp vỏ bằng gang,quay và được nạp hơi hóa nhiệt ở bên trong. 
-Hiệu quả sấy được đánh giá dựa trên ba chỉ tiêu quan trọng:hiệu suất bốc hơi nước,tiêu tốn hơi sấy và độ đồng đều tính theo chiều chiều ngang của máy. 

4.1/Quá trình cán láng : 
• Sau khi đi qua bộ phận sấy tấm giấy sẽ đi vào bộ phận cán láng 
Nhiệm vụ : Làm bề mặt tấm giấy được nhẵn hơn, bóng hơn, chặt hơn. 
Băng giấy được đi qua một hay nhiều khe ép giữa các cặp trục và các trục này có thể có những độ cứng khác nhau.Áp suất rất cao và thời gian tiêu tốn thực sự của băng giấy tại khe ép là rất nhỏ. 

Có hai loại cán láng: 
-Hệ cán láng thường: bao gồm hai lô xếp chồng khít lên nhau. 

Tấm giấy đi qua khe ép giữa hai lô đó sẽ chịu lực ép và lực ma sát trượt làm cho bề mặt tấm giấy đượclàm nhẵn đi. 
+Hệ cán láng cứng cho ra giấy có chiều dày đều nhau. 
+Hệ cán láng mềm cho ra giấy có độ chặt đều nhau. 
+Hệ cán láng cao cấp: khi các lô quay,tấm giấy được chạy qua khe ép giữa các lô. Nhờ lực ép và lực ma sát với bề mặt các lô mà tấm giấy trở nên nhẵn,bóng và chặt hơn, nhưng độ đục, độ trắng và độ cứng của giấy thì giảm do chiều dày của tấm giấy giảm. 

4.2/ Quá trình cuộn : 

Là chi tiết cuối cùng của dây chuyền máy xeo. Nó bao gồm một lõi kim lọai đường kính nhỏ khi đặt nằm song song và tỳ lên một lô kim loại rỗng đường kính lớn quay liên tục gọi là lô cuộn. 
Tấm giấy được luồn qua khe ép giữa lõi và lô cuộn rồi cuộn vào lõi. Khi lõi tỳ lên lô lớn và quay theo lô lớn
thì tấm giấy sẽ được tự động cuộn liên tục cho đến khi đường kính cuộn giấy đạt được kích thước theo yêu cầu người ta đã dùng cẩu để cẩu cuộn giấy và thay lõi mới vào. 

Nguồn: 
http://vn.360plus.yahoo.com/kimhuyen210488/article?mid=10&fid=-1