140. Diễn đàn cao su caosu.org và bài viết về cao su thiên nhiên

Sản phẩm cao su từ cao su thiên nhiên
19/5/2011

Diễn đàn cao su caosu.org có nhiều bài viết về cao su thiên nhiên hay cao su tự nhiên.
Bên cạnh đó có nhiều đường dẫn để các bạn có thể tham khảo một cách chi tiết hơn về chất lượng nguyên liệu.
Cao su thiên nhiên là một nguyên liệu phù hợp môi trường cần lưu ý sử dụng hợp lý và tối đa có thể.
Việt nam lại là một trong những  quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên nhiều nhất trên thế giới, vì thế việc nghiên cứu dành cho cao su thiên nhiên nên được coi trọng.
Ở công ty TNHH Cao su Việt cũng có nhiều sản phẩm cao su được sản xuất từ cao su tự nhiên.
Các vòng cao su  cần lực kéo dứt cao, độ đàn hồi lớn không làm việc trong môi trường xăng dầu hay nhiệt độ, dùng từ cao su thiên nhiên là nguyên liệu phù hợp nhất.
Nhiều sản phẩm cao su khác kể cả cao su giảm chấn, đệm cao su, bánh xe cao su, các loại ruột cao su cũng dùng cao su thiên nhiên.

Diễn đàn cao su caosu.org có bài viết về cao su sơ chế của kỹ sư Nguyễn bá Tòng, một người tâm huyết với nghề. Mời các bạn xem bài viết sau, viết dành cho :
www.caosu.org

Chất lượng cao su sơ chế ảnh hưởng lên cao su kỹ thuật

NGUYỄN BÁ TÒNG

Cao su định chuẩn kỹ thuật (TSR) đã được liệt kê các tính chất cần phải đạt được theo TCVN 3769-1995 và tiểu chuẩn này cũng được cập nhật định kỳ. Tuy nhiên, việc đòi hỏi của chất lượng hàng hóa cao su tiêu dùng ngày càng cao, thậm chí một số mặt hàng cần có chất lượng vượt trội, nên cần phải có cao su sơ chế đáp ứng được (như cao su có protein thấp). Ngoài ra, cao su đạt theo TCVN 3769-1995 nhưng vẫn không đáp ứng được một số yêu cầu của cao su kỹ thuật. Bài viết này cố gắng nêu lên một số ảnh hưởng của cao su sơ chế lên cao su kỹ thuật, mong rằng hai nhà sản xuất có dịp gặp nhau để sản phẩm cao su tiêu dùng ngày càng có chất lượng cao hơn.

1. Chỉ tiêu tạp chất:
Theo TCVN 3769-1995 đã quy định cụ thể cho từng chủng loại: SVR 10, SVR20, SVRL, SVR 3L, SVR CV60, …. Tiêu chuẩn đưa ra phương pháp xác định và kết quả định lượng cụ thể cho từng chuẩn loại. Tuy nhiên, một sản phẩm đạt theo TCVN 3769-1995 nhưng vẫn không đáp ứng được cho một số mặt hàng cao cấp như: SVR 10 cho sản phẩm vỏ xe chất lượng, SVR L cho sản phẩm vỏ bọc cáp dây điện,…
- SVR 10: có những chất được gọi là chất nhiễm bẩn (contamination), không thuộc chỉ tiêu chất bẩn như: sợi PP, dăm vỏ, lá cây… các chất này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vỏ xe, các hãng sản xuất vỏ xe có tiếng trên thế giới như: Goodyear, Bridgestone, …. rất coi trọng vấn đề này, tuy nhiên một số hãng trong nước hoặc Trung Quốc lại thấy ít quan tâm đến vấn đề này.
- SVR L: Sản phẩm là vỏ bọc cáp dây điện, các chất nhiễn bẩn sẽ làm rò rỉ điện, vì vậy sản phẩm SVRL tuy đạt theo TCVN 3769-1995 nhưng nếu xuất hiện các chất nhiễm bẩn này thì không đáp ứng được cho sản phẩm vỏ bọc cáp dây điện.
Điều này là do có những sai sót trong quá trình cơ chế mà nếu như không có các sản phẩm như trên thì coi như các sản phẩm sơ chế này đạt yêu cầu, thời gian làm cho sản phẩm sơ chế cao su của chúng ta không ở định về chất lượng bởi việc kiểm soát không triệt để.

2. Chỉ tiêu Po và PRI của SVR 10 và 20 dùng làm vỏ xe:
Tất cả đều tuân thủ TCVN 3769-1995. Chỉ tiêu này trong tiêu chuẩn chỉ giới hạn cận dưới “min”, một số nhà sản xuất vỏ xe họ lại có công nghệ với chỉ tiêu này tuân thủ tiêu chuẩn theo cận dưới “min” nhưng lại không chấp nhận chỉ tiêu này quá cao (cao su quá cứng). Người sản xuất cao su sơ chế cứ theo TCVN 3769-1995 do vậy sản phẩm sơ chế của họ khi thì đáp ứng được cho khách hàng này lại không đáp ứng được cho khách hàng khác. Đối với chỉ tiêu PRI của cao su tiểu điền thì luôn ở tầm thấp, rớt và vừa đạt theo tiêu chuẩn. Lý do nguyên liệu cao su tiểu điền được bảo quản không tốt, hoặc sử dụng chất tạo đông không thích hợp nên cao su tiểu điền khó có thể sản xuất vỏ xe có chất lượng được.

3. Chỉ tiêu độ nhớt đối với các loại cao su có độ nhớt ổn định (Mooney):
Cao su SVR CV60 được làm ổn định độ nhớt bởi hóa chất HNS “có thể xem link www.Sites.google.com/site/caosusoche/” và cao su SVR CV50 hoặc SVR CV40 ngoài việc ổn định độ nhớt bởi HNS còn phải làm mềm cao su bởi một peptizer. Điều nay có ý nghĩa rất lớn về mặt tính chất kỹ thuật nên nhà sơ chế phải luôn tuân thủ. Tuy nhiên để có được sản phẩm sơ chế đáp ứng theo TCVN 3769-1995 một số nhà sơ chế đã điều chỉnh độ nhớt bằng peptizer không đúng kỹ thuật hoặc gia tăng nhiệt độ quá lớn làm ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của cao su. Muốn có sản phẩm sơ chế đạt theo tiêu chuẩn, chúng ta cần phải nghiên cứu theo chiều hướng tích cực, đúng tính chất kỹ thuật thì sản phẩm của chúng ta mới có chất lượng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

4. Còn nhiều yếu tố của cao su sơ chế khi kiểm soát không tốt, trong quá trình sơ chế sẽ ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý cao su làm cho sản phẩm cao su kỹ thuật không đạt yêu cầu, như: việc sử dụng acid, lưu trữ nguyên liệu cup lum, cách sử dụng hóa chất khác,…


Tác giả: NGUYỄN BÁ TÒNG
http://caosu.org/entry.php?17-Ch%E1%BA%A5t-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-cao-su-s%C6%A1-ch%E1%BA%BF-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-l%C3%AAn-cao-su-k%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt




diendancaosu caosu.org mời các bạn ghé thăm và tham gia tham gia thành viên.
diendancaosu caosu.org mong các bạn chia sẻ tài liệu và những cảm nhận một đời với nghề. 
diendan caosu.org, trang web hữu ích dành cho những người làm nghề cao su.