142. Diễn đàn cao su caosu.org với đề tài dung môi

20/5/2011

 Cao su chịu dầu, một đề tài thú vị.

san pham cao su chiu dau

Cao su chịu dầu luôn là đề tài nóng trong việc sản xuất cao su sản phẩm, cao su kỹ thuật.
Tính chất cao su chịu dầu luôn thể hiện ở nhiều loại sản phẩm khác nhau : đệm cao su, bánh xe cao su, joint, phớt......Tính chất này không liên quan gì đến hình dạng sản phẩm cao su mà liên quan đến vị trí làm việc.
Nồng độ, hàm lượng, thời gian tiếp xúc kể cả cách hoạt động của chi tiết cao su đó sẽ quyết định giá trị kháng dung môi của vật liệu cao su.
Nghiên cứu đề tài cao su kháng dung môi là việc cần thiết. Đồng thời, các bước tiến hành khi xem xét một đơn hàng cũng quan trọng. Thực tế, sẽ cộng thêm vào kinh nghiệm cho người kỹ sư công nghệ.
Mời các bạn xem bài viết trong Diễn đàn cao su www.caosu.org về câu chuyện " cao su chịu dầu ".



Ảnh hưởng của môi trường lỏng lên các Elastomer.

Trần thị Hương
Tính mềm dẻo kết hợp với khả năng đàn hồi tốt đã giúp các elastomer có được nhiều ứng dụng khác nhau trong kỹ thuật , đặc tính này có được nhờ vào khoảng không gian đủ lớn giữa các phân tử polymer với nhau. Tuy nhiên, cũng chính các phần thể tích trống này lại tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các phần tử vật chất khác khi vật liệu hoạt động trong môi trường chất lỏng hoặc chất khí. Không có elastomer nào hoàn toàn kháng được hóa chất, dung môi hoặc các tác động vật lý khi tương tác với chất lỏng.

Khi elastomer hấp thụ một lượng đủ lớn chất lỏng thì thường sẽ trở nên yếu đi và không dùng được vào các ứng dụng kỹ thuật. Hơn thế, sự tấn công của hóa chất còn có thể gây ra tác các động lão hóa xa hơn. Do đó, khi lựa chọn một elastomer, ta cần phải xem xét kỹ các thành phần chất lỏng mà nó có thể phải tiếp xúc. Chất lỏng có thể tác động lên vật liệu theo những cách khác nhau, chất lỏng hữu cơ thường làm yếu elastomer bằng các tác động vật lý, trong khi các chất lỏng có tính ăn mòn như acid và alkalis lại có khuynh hướng gây ra những tác động hóa học xa hơn.

Hai quá trình vật lý có ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất lỏng của elastomer là quá trình hòa tan chất lỏng hay chất khí trên bề mặt elastomer và quá trình thâm nhập xa hơn bởi sự khuếch tán. Do đó, khả năng kháng dung môi, hóa chất của 1 elastomer có thể phụ thuộc vào chiều dày mẫu, độ nhớt của chất lỏng và đôi khi nó còn phụ thuộc vào áp suất môi trường.

Cao su và ebonit là những vật liệu thường được dùng làm các lớp lót hoặc bọc cho các đường ống, thiết bị tiếp xúc hóa chất để hạn chế sự ăn mòn và mài mòn. Khả năng của chúng kháng lại một số dung môi, hóa chất thông dụng ở nhiệt độ phòng được trình bày ở bảng 7.3. Thông tin từ bảng mang tính tương đối và nên được xem như một tham khảo ban đầu vì kết quả có thể thay đổi theo các điều kiện nhiệt độ hoặc theo các hợp chất elastomer khác nhau mặc dù chúng có cùng elastomer nền.

Với cùng một môi trường chất lỏng, một elastomer có được xem là phù hợp hay không cũng còn tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm. Nhà sản xuất có thể cung cấp cho chúng ta nhiều kết quả khảo sát khác nhau, nhưng người sử dụng cần phải nắm chính xác phương pháp thử nào đã được sử dụng và liệu đơn pha chế đó có phù hợp để có thể kết luận được chính xác sự phù hợp của vật liệu đó.

Table 7.3 Chemical Resistance of Several Types of Rubber and Ebonite: S, Satisfactory: L, Limited Applications: X, Not Recommended.




Tài liệu tham khảo:

Engineering with Rubber How to Design Rubber Components
2nd Edition, p. 195-199.
Edited by Alan N. Gent
With contributions by R. P. Campion, M. D. Ellul, R. H. Finney, A. N. Gent, G. R. Hamed, D. L. Hertz, Jr., F. O. James, G. J. Lake, T. S. Miller, K. W. Scott, P. M. Sheridan, J. G. Sommer, A. Stevenson, T. Sueyasu, A. G. Thomas, C. Wang, O. H. Yeoh
Published by Hanser Publish


Trần thị Hương, vLAB




Mời các bạn ghé thăm trang dien dan cao su caosu.org và đăng ký làm thành viên.
www.caosu.org  là nơi chia sẻ những " câu chuyện " của một đời sống với nghề.