Đến cuối tháng 6 năm 2011, lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đạt 284.000 tấn, trị giá 1,253 tỷ đô-la, tăng 17,7% về lượng và tăng 90,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su xuất khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 4.410 USD/tấn, cao hơn so với năm trước khoảng 60 % nhưng rất biến động. Giá tăng nhanh trong tháng 1 và 2 khi Trung Quốc tăng cường mua vào để dự trữ trước Tết. Nhưng sang đầu tháng 3, giá sụt giảm liên tục do phía Trung Quốc bán ra cao su dự trữ cộng với ảnh hưởng của thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản làm ngưng chậm việc sản xuất ô-tô và lốp xe. Tuy nhiên, giá cao su không sụt giảm sâu vì 3 nước sản xuất nhiều cao su thiên nhiên (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) sẵn sàng áp dụng giải pháp mua trữ cao su và không xuất khẩu dưới giá sàn (4.000 USD/tấn). Mặt khác, nhu cầu cao su của thế giới vẫn tiếp tục tăng trong khi nguồn cung bị thu hẹp vì cây cao su trong mùa thay lá và lụt lội tại nhiều vùng cao su ở Thái Lan. Nhờ vậy, giá cao su tăng lại trong tháng 4.
|
Ru lô cao su chất liệu từ cao su thiên nhiên |
Sang tháng 5 và 6, giá cao su thiên nhiên sụt giảm do các bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc và sự gia tăng nguồn cung hiện nay từ các quốc gia sản xuất cao su khi mùa vụ khai thác bắt đầu. trở lại. Trong 6 tháng cuối năm, theo dự đoán của nhiều tổ chức quốc tế và chuyên gia, gía cao su khó tăng cao hơn 6 tháng đầu năm nhưng cũng khó thể giảm dưới 4.000 USD/tấn khi ba nuớc sản xuất cao su thiên nhiên có biện pháp bảo vệ giá không gây thiệt hại cho người trồng. Nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới năm 2011 vẫn tiếp tục tăng tuy tốc độ thấp hơn năm 2010 nhưng vẫn đạt khỏang 3,8 - 4%. Đối với Việt Nam, sản lượng cao su có khả năng tăng nhẹ khỏang 4% trong năm 2011 và nhờ bổ sung nguồn cao su tạm nhập tái xuất, Việt Nam có thể xuất khẩu khỏang gần 800.000 tấn, trị giá xuất khẩu ước đạt 3 tỷ USD trong năm 2011. |