“Nghề chơi cũng lắm công phu” -- nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật tưởng chừng như dễ, vì có thể phổ cập
đến tất cả mọi người mà không cần đòi hỏi một năng khiếu nghệ thuật đặc biệt nào đó, nhưng tạo ra được một bức
ảnh giá trị không phải là chuyện dễ dàng. Một bức ảnh giá trị thường có chiều sâu, truyền đạt được một điều gì đó
đến tâm thức của người thưởng ngoạn. Nói theo ngôn ngữ Thiền, có những chân lý không thể dùng lời để diễn tả, mà
chỉ có thể được cảm nhận bằng trực giác.
Nghệ thuật là phương tiện diễn tả cảm xúc của người nghệ sĩ. Nghệ thuật nhiếp ảnh cũng không ra ngoài tiền đề
đó, nhưng đặc biệt lại thường được xem như có nhiều điểm tương đồng với Thiền. Bài này chỉ nói về một khía cạnh
trong nhiều điểm tương đồng đó, nhưng có lẽ đó cũng là một khía cạnh chính.
Làm sao định nghĩa chữ Thiền? Nói một cách đơn giản, Thiền là “thấy biết như thực” trong một tâm rỗng lặng,
tỉnh giác, không vướng mắc. Vua Trần Nhân Tông có một câu định nghĩa bất hủ: “Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”.
Dĩ nhiên, để đạt được cảnh giới thong dong, tự tại đó phải qua rất nhiều công phu, phải chứng ngộ tánh Không
trong vạn pháp và sống được trong tánh Không đó. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, cũng có khi
có những khoảng trống trong đó tâm không có một niệm khởi, nhưng rất là tỉnh táo và sáng suốt. Đối với những
nhiếp ảnh gia, kinh nghiệm này thường xẩy đến trong những giây phút đang “săn ảnh”, lúc đó tâm hoàn toàn không
lặng, nhưng lại rất bén nhạy và sáng suốt. Nhiếp ảnh gia danh tiếng Minor White đã nói như sau:
“Trạng thái tâm thức của một nhiếp ảnh gia trong lúc đang sáng tạo là trống rỗng. Cần nói thêm là điều
này chỉ xẩy ra trong những thời điểm đặc biệt, đó chính là những lúc đang săn ảnh. Đây không phải là một
trạng thái trống rỗng như mất hồn, mà lúc đó tâm ở trong trạng thái rất hoạt động, nhậy cảm, sẵn sàng
nắm bắt một hình ảnh nào đó, mà không định trước là một hình ảnh nào. Chúng ta cần phải để ý rằng,
chính sự không định trước về một hình ảnh hay một khái niệm nào đó lại thiết yếu để có một trạng thái tâm
trống rỗng. Trạng thái đó của tâm cũng không khác gì cuộn phim trống, trông có vẻ như thụ động, nhưng
lại rất bén nhậy đến mức chỉ cần một giây thôi cũng đủ thu lại cả một đời sống ở trong đó.
Một nhiếp ảnh gia khi sáng tạo nên một tác phẩm, điều cần thiết có lẽ là phải tự đặt mình vào một tâm
như vậy. Trạng thái không lặng đó cũng cho một cảm giác an lạc tuyệt diệu, qua sự khám phá một thế giới
mới lạ siêu việt, ngay cả ở những điều tầm thường trước mắt. Khung kính vuông nhỏ bé của chiếc máy ảnh
trở thành những lời kinh, những lời thơ, hay như những ngón tay, những chiếc hỏa tiễn chỉ thẳng vào cõi
giới vô tận của tiềm thức và nhãn thức của con người.”
Nhiếp ảnh gia Pháp Henri Cartier-Bresson khi giải thích về triết lý của ông trong nhiếp ảnh cũng nói như sau:
“Khi tôi vừa vẽ vừa suy nghĩ, tất cả mọi thứ đều mất hết.”
Điều này không khác gì lời của tổ sư Thiền đã nói: “Khởi niệm tức là sai.”
Điều kỳ diệu của nhiếp ảnh, cũng như của Thiền, là chính từ sự vô tâm hay tâm không đó mà thâu tóm được cả
thế giới vào trong. Phải chăng chính vì vậy mà những bức ảnh chụp trong những lúc tình cờ lại là những bức ảnh xuất
sắc nhất?
Ngọc Bảo (Viết cho nhóm Việt Ảnh, tháng 5-2008)
http://hnexryu2011-sandiego.com/aothaech/Thientrongnhiepanh.html
Sản phẩm cao su không giành sự tĩnh lặng cho riêng mình |
Sản phẩm cao su không có khái niệm thật giả |
Lớn, nhỏ không quan trọng. Sản phẩm cao su cần sự phù hợp |