Blog Cao su Việt mời các bạn đọc bài viết về "Nghệ thuật ảnh tối giản" :
.....
"Phong cách tối giản hay Phong cách tối thiểu (tiếng Anh: Minimalism, tiếng Pháp: Minimalisme) thể hiện những khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc mà các tác phẩm được tối giản vể những yêu cầu thiết yếu nhất của nó.
Phong cách tối giản xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, rõ nét nhất là trong nghệ thuật thị giác với các tác phẩm hội họa của Mark Rothko. Khái niệm này dần dần được mở rộng để bao hàm cả những khuynh hướng trong âm nhạc mà đặc điểm là sự lặp lại, điển hình là các tác phẩm của Steve Reich, Philip Glass và Terry Riley Phong cách tối giản có nguồn gốc bắt rễ từ sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa Hiện đại, được kết hợp với chủ nghĩa Hậu hiện đại và được xem như phản ứng đối ngược lại với chủ nghĩa Biểu hiện trong nội dung cũng như trong bố cục tác phẩm.
Vào những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 ở nước Mỹ, phong trào tối giản trong các loại hình nghệ thuật và thiết kế, đặc biệt nghệ thuật nghe-nhìn và âm nhạc, trong văn chương với những tác giả như Samuel Beckett, Hemingway,.. phim của Robert Bresson, sách của Raymond Carver, và thậm chí cả đến thiết kế xe máy của Colin Chapman,
Ludwig Mies van der Rohe có một câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Ít hơn là nhiều hơn” (Less is more). Gần đây chủ nghĩa tối giản này còn được áp dụng vao các khía cạnh cho cuộc sống của ta làm cho nó đơn giản hơn, chú trọng đến chất lượng của các sinh hoạt để nhằm vào chất lượng và tìm thấy cái đẹp hay hạnh phúc trong sự giản dị.
Chủ nghĩa tối giản có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. Trong nhiếp ảnh cũng không phải là ngoại lệ. Hãy chọn một khung cảnh càng đơn giản càng tốt rồi bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả có được."
(nguồn internet)
......
Blog Cao su Việt trích từ :
http://saigonphoto.net/sg/index.php?name=Forums&file=viewtopic&p=36637
http://idesign.vn/content/an-tuong/photography/minimalism-photography-22-vi-du-tuyet-voi/
http://artmedia.edu.vn/da-magazine/photography/474-40-vi-du-nhiep-anh-toi-gian.html
Mời các bạn xem thêm:
Eduardo Souto de Moura với kiến trúc phong cách tối giản
....
Như vậy trong vòng 3 năm liên tiếp giải Pritzker đã được trao cho các kiến trúc sư với những công trình kín đáo và mang tính địa phương rõ rệt. Kiến trúc sư người Thụy Sĩ Peter Zumthor, người giành giải này năm 2009, bộ đôi người Nhật Kazuyo Sejima và Ryue Nishizawa, những người chiến thắng của năm ngoái, chia sẻ với Souto de Moura cách tiếp cận chính xác, trầm lặng, khác xa so với phong cách mang tính toàn cầu và đồ sộ của những kiến trúc sư được biết tới nhiều hơn như Jean Nouvel (giải Pritzker năm 2008), Zaha Hadid (2004) hay Frank Gehry (1989). Những kiến trúc sư giành giải Pritzker trong 3 năm trở lại đây đều được ca ngợi chủ yếu thông qua những công trình mà họ thiết kế tại quê nhà, mặc dù Sejima và Nishizawa gần đây đã thiết kế nhiều công trình trên thế giới, còn Zumthor đang thực hiện một kế hoạch dài hạn cho Bảo tàng Mỹ thuật Quận Los Angeles. Tương tự như vậy, Souto de Moura chủ yếu thiết kế các công trình tại Bồ Đào Nha mặc dù công trình Nhà Serpentine tại Vườn Kensington, London mà ông đồng thiết kế năm 2005 cũng được quốc tế đánh giá cao.....
Cũng phải nói thêm rằng giải thưởng năm nay đã gợi nhớ tới giải Pritzker năm 2006, khi người chiến thắng là kiến trúc sư người Brazil Paulo Mendes da Rocha, người đã nhiều năm làm việc dưới cái bóng của kiến trúc sư nổi tiếng nhất Brazil Oscar Niemeyer. Tương tự như vậy, Souto de Moura cũng thường chỉ được nhắc đến bên cạnh kiến trúc sư vĩ đại người Bồ Đào Nha Alvaro Siza, người giành giải Pritzker năm 1992. Souto de Moura đã làm việc trong văn phòng thiết kế của Siza từ năm 1975 đến 1979, và hai người đã hợp tác trong dự án nhà triển lãm của Bồ Đào Nha trong hội chợ thế giới World Expo 2000 tổ chức ở Hanover, Đức. Cũng như Siza, Souto de Moura làm việc ở Porto, thành phố lớn thứ hai của Bồ Đào Nha và thường được mô tả như một kiến trúc sư theo phong cách Tân Miesian, lấy theo tên kiến trúc sư trụ cột của kiến trúc hiện đại Ludwig Mies van der Rohe. Tuy vậy các công trình nổi bật của Souto de Moura không được thực hiện với kính và thép như phong cách của Mies, thay vào đó ông sử dụng bê tông, đá, gạch, đồng và gỗ và nhiều mảng màu sáng.
....
Cũng phải nói thêm rằng giải thưởng năm nay đã gợi nhớ tới giải Pritzker năm 2006, khi người chiến thắng là kiến trúc sư người Brazil Paulo Mendes da Rocha, người đã nhiều năm làm việc dưới cái bóng của kiến trúc sư nổi tiếng nhất Brazil Oscar Niemeyer. Tương tự như vậy, Souto de Moura cũng thường chỉ được nhắc đến bên cạnh kiến trúc sư vĩ đại người Bồ Đào Nha Alvaro Siza, người giành giải Pritzker năm 1992. Souto de Moura đã làm việc trong văn phòng thiết kế của Siza từ năm 1975 đến 1979, và hai người đã hợp tác trong dự án nhà triển lãm của Bồ Đào Nha trong hội chợ thế giới World Expo 2000 tổ chức ở Hanover, Đức. Cũng như Siza, Souto de Moura làm việc ở Porto, thành phố lớn thứ hai của Bồ Đào Nha và thường được mô tả như một kiến trúc sư theo phong cách Tân Miesian, lấy theo tên kiến trúc sư trụ cột của kiến trúc hiện đại Ludwig Mies van der Rohe. Tuy vậy các công trình nổi bật của Souto de Moura không được thực hiện với kính và thép như phong cách của Mies, thay vào đó ông sử dụng bê tông, đá, gạch, đồng và gỗ và nhiều mảng màu sáng.
....
Mời xem chi tiết tại :