1/9/2011
Bản tin được trích lại từ Diễn đàn cao su www.caosu.org
Phần lớn các loại cao su tổng hợp (CSTH) đều có giá thành khá cao. Thậm chí, một số loại như: cao su EPDM, silicon còn có độ bền cơ học thấp. Do đó, việc phối hợp ưu điểm giữa các CSTH với nhau hay với cao su tự nhiên (CSTN) hoặc vật liệu phân tử khác để có được cao su blend, một loại vật liệu tổ hợp với những đặc tính mong muốn, đang trở thành vấn đề được quan tâm.
CôngThương - Thời gian qua, Việt Nam đã có không ít công trình nghiên cứu về vật liệu cao su. Nhưng do thường tập trung chủ yếu vào CSTN, nên mới chỉ tạo ra được những loại vật liệu với những tính năng cơ lý kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sử dụng chưa thật cao. Trong khi đó, để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, kỹ thuật của đất nước, hàng năm nước ta phải nhập hàng trăm tấn sản phẩm vật liệu cao su blend kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo máy, khai thác dầu khí, đóng tàu, kỹ thuật điện… với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Chỉ tính riêng các sản phẩm gioăng đệm cho máy biến thế mỗi năm phải chi phí hàng chục tỷ đồng để nhập.
Vật liệu cao su blend có ưu điểm là bền trong môi trường dầu mỡ và thời tiết khắc nghiệt. Rút ngắn khoảng cách về tính chất công nghệ, giá thành giữa các loại cao su và polyme thành phần. Qua đó, có thể tối ưu hóa về mặt giá thành và tính chất của vật liệu sử dụng. Tạo khả năng phối hợp tính chất mà những loại vật liệu khác khó có thể đạt được, do vậy đáp ứng những yêu cầu cao của hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật.
Từ những ưu điểm, nhiều nhà khoa học trong nước đã và đang tìm cách nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng các loại cao su blend từ CSTN, CSTH hoặc polyme nhiệt dẻo. Có thể kể đến vật liệu cao su blend đã được nhóm các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, ứng dụng thành công. Kỹ sư Nguyễn Thành Nhân, một nhà khoa học trong nhóm tác giả cho biết, từ một số blend nhựa cao su đã được nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học trong đề tài đã lựa chọn một số loại phụ gia chống cháy hoạt tính như kẽm, Sb2O3, Al(OH)3... để tạo ra loại vật liệu cao su chống cháy phù hợp. Vật liệu đã dùng để chế tạo các thiết bị cứu hộ hỏa hoạn khẩn cấp cho các nhà cao tầng.
Đáng chú ý, gần đây PGS - TS Đỗ Quang Kháng - Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và các cộng sự vừa hoàn thành đề tài khoa học "Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu cao su Blend trong lĩnh vực kỹ thuật cao thay thế hàng nhập ngoại". Được biết, đã có trên 2.000 sản phẩm gioăng đệm các loại ra đời từ vật liệu cao su blend của công trình nghiên cứu khoa học nói trên. Số gioăng này được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp như:
Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh, tập đoàn Hanaka, Công ty TNHH MTV Thiết kế và Chế tạo thiết bị điện EEMC… Thành công hơn cả là ứng dụng tại Công ty giày Thụy Khê. Theo tính toán, việc đưa cao su blend vào sản xuất đế giày đã góp phần hạ giá thành sản phẩm từ 15- 20% (mỗi đôi giầy được sản xuất từ vật liệu cao su blend so với đi mua trước đây tiết kiệm trung bình 2.500 đồng/đôi).
Cũng từ đề tài nêu trên, trong chương trình hợp tác với các địa phương, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phê duyệt đề tài “Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu cao su blend tính năng cao trong một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Hải Phòng”. Đề tài do Viện Hóa học phối hợp với Công ty Cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng thực hiện.
Mục đích nhằm nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng các vật liệu cao su blend có tính năng cơ lý, kỹ thuật cao. Đáp ứng yêu cầu chế tạo một số sản phẩm cao su kỹ thuật cho ngành giao thông đường thủy, xây dựng cảng, đóng tàu như: đệm chống va cầu cảng cao cấp, ống nạo vét chất lượng cao, các loại gioăng đệm phục vụ công nghiệp đóng tàu...
Nhìn chung, việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao từ cao su blend đã góp phần tăng cường tiêu thụ tại chỗ nguồn nguyên liệu CSTN. Giúp cho ngành trồng trọt và chế biến cao su chủ động trong sản xuất, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, giúp doanh nghiệp mua được sản phẩm giá rẻ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.
Nhật Quang
http://www.baocongthuong.com.vn/p0c2...g-san-xuat.htm
Bản tin được trích lại từ Diễn đàn cao su www.caosu.org
Phần lớn các loại cao su tổng hợp (CSTH) đều có giá thành khá cao. Thậm chí, một số loại như: cao su EPDM, silicon còn có độ bền cơ học thấp. Do đó, việc phối hợp ưu điểm giữa các CSTH với nhau hay với cao su tự nhiên (CSTN) hoặc vật liệu phân tử khác để có được cao su blend, một loại vật liệu tổ hợp với những đặc tính mong muốn, đang trở thành vấn đề được quan tâm.
CôngThương - Thời gian qua, Việt Nam đã có không ít công trình nghiên cứu về vật liệu cao su. Nhưng do thường tập trung chủ yếu vào CSTN, nên mới chỉ tạo ra được những loại vật liệu với những tính năng cơ lý kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sử dụng chưa thật cao. Trong khi đó, để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, kỹ thuật của đất nước, hàng năm nước ta phải nhập hàng trăm tấn sản phẩm vật liệu cao su blend kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo máy, khai thác dầu khí, đóng tàu, kỹ thuật điện… với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Chỉ tính riêng các sản phẩm gioăng đệm cho máy biến thế mỗi năm phải chi phí hàng chục tỷ đồng để nhập.
Vật liệu cao su blend có ưu điểm là bền trong môi trường dầu mỡ và thời tiết khắc nghiệt. Rút ngắn khoảng cách về tính chất công nghệ, giá thành giữa các loại cao su và polyme thành phần. Qua đó, có thể tối ưu hóa về mặt giá thành và tính chất của vật liệu sử dụng. Tạo khả năng phối hợp tính chất mà những loại vật liệu khác khó có thể đạt được, do vậy đáp ứng những yêu cầu cao của hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật.
Từ những ưu điểm, nhiều nhà khoa học trong nước đã và đang tìm cách nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng các loại cao su blend từ CSTN, CSTH hoặc polyme nhiệt dẻo. Có thể kể đến vật liệu cao su blend đã được nhóm các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, ứng dụng thành công. Kỹ sư Nguyễn Thành Nhân, một nhà khoa học trong nhóm tác giả cho biết, từ một số blend nhựa cao su đã được nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học trong đề tài đã lựa chọn một số loại phụ gia chống cháy hoạt tính như kẽm, Sb2O3, Al(OH)3... để tạo ra loại vật liệu cao su chống cháy phù hợp. Vật liệu đã dùng để chế tạo các thiết bị cứu hộ hỏa hoạn khẩn cấp cho các nhà cao tầng.
Đáng chú ý, gần đây PGS - TS Đỗ Quang Kháng - Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và các cộng sự vừa hoàn thành đề tài khoa học "Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu cao su Blend trong lĩnh vực kỹ thuật cao thay thế hàng nhập ngoại". Được biết, đã có trên 2.000 sản phẩm gioăng đệm các loại ra đời từ vật liệu cao su blend của công trình nghiên cứu khoa học nói trên. Số gioăng này được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp như:
Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh, tập đoàn Hanaka, Công ty TNHH MTV Thiết kế và Chế tạo thiết bị điện EEMC… Thành công hơn cả là ứng dụng tại Công ty giày Thụy Khê. Theo tính toán, việc đưa cao su blend vào sản xuất đế giày đã góp phần hạ giá thành sản phẩm từ 15- 20% (mỗi đôi giầy được sản xuất từ vật liệu cao su blend so với đi mua trước đây tiết kiệm trung bình 2.500 đồng/đôi).
Cũng từ đề tài nêu trên, trong chương trình hợp tác với các địa phương, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phê duyệt đề tài “Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu cao su blend tính năng cao trong một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Hải Phòng”. Đề tài do Viện Hóa học phối hợp với Công ty Cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng thực hiện.
Mục đích nhằm nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng các vật liệu cao su blend có tính năng cơ lý, kỹ thuật cao. Đáp ứng yêu cầu chế tạo một số sản phẩm cao su kỹ thuật cho ngành giao thông đường thủy, xây dựng cảng, đóng tàu như: đệm chống va cầu cảng cao cấp, ống nạo vét chất lượng cao, các loại gioăng đệm phục vụ công nghiệp đóng tàu...
Nhìn chung, việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao từ cao su blend đã góp phần tăng cường tiêu thụ tại chỗ nguồn nguyên liệu CSTN. Giúp cho ngành trồng trọt và chế biến cao su chủ động trong sản xuất, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, giúp doanh nghiệp mua được sản phẩm giá rẻ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.
Nhật Quang
http://www.baocongthuong.com.vn/p0c2...g-san-xuat.htm