14/09/2011 623
Tin tức được trích từ trang http://hanoimoi.com.vn
(HNMO) – Từ ngày 3 – 5/8, tại Hà Nội diễn ra hội thảo quốc tế khởi động dự án “Tạo lập hệ chu trình vòng khí thải cacbon với cao su thiên nhiên” (dự án ESCANBER). Dự án nhằm mục đích giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch thay thế cao su tổng hợp được chế tạo từ nhiên liệu hóa thạch bằng cao su tự nhiên.
Dự án ESCANBER là dự án hợp tác kỹ thuật sử dụng Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản do Tổ chức Khoa học và Kĩ thuật Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản hỗ trợ triển khai; được bắt đầu từ tháng 4/2011, và kéo dài trong 5 năm.
Dự án được thực hiện bởi Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Trường Đại học Kỹ thuật Nagaoka, với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV).
Ông Koichi Niihara - Hiệu trưởng của NUT nói: “Dự án này sẽ góp phần hạn chế hiện tượng ấm lên của trái đất qua việc phối hợp nghiên cứu trên cao su tự nhiên giữa các viện của Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt là giữa Trường Đại học Kỹ thuật Nagaoka và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”.
Hội thảo này đã mời 60 đại biểu từ rất nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Thái Lan và Việt Nam đến thuyết trình. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu của Việt Nam cùng các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực phát triển cao su tự nhiên tham gia vào nhiều cuộc thảo luận khoa học khác nhau về các lĩnh vực như: hợp chất cao phân tử, biến tính cao phân tử và hợp chất mới, vật liệu kéo sợi và màng, công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, kỹ thuật môi trường. Các nhà nghiên cứu và nhà khoa học cũng đã trao đổi quan điểm và thành quả nghiên cứu.
Chuyến đi tham quan kỹ thuật tại vườn trồng cây cao su và nhà máy cao su tại tỉnh Thanh Hóa cũng được thực hiện vào ngày 3/8. Chuyến tham quan này sẽ giúp những nhà nghiên cứu nước ngoài hiểu hơn về hiện trạng của ngành công nghiệp cao su tại Việt Nam.
Liên quan đến dự án hợp tác nghiên cứu này, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam, ông TSUNO Motonori đã nói: “Với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu xuất sắc từ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các nhà khoa học đầu ngành Nhật Bản từ Trường Đại học Kỹ thuật Nagaoka, tôi tin tưởng dự án sẽ mang lại thành quả tốt đẹp cho cả Việt Nam và Nhật Bản”.
L.H
Dự án được thực hiện bởi Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Trường Đại học Kỹ thuật Nagaoka, với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV).
Ông Koichi Niihara - Hiệu trưởng của NUT nói: “Dự án này sẽ góp phần hạn chế hiện tượng ấm lên của trái đất qua việc phối hợp nghiên cứu trên cao su tự nhiên giữa các viện của Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt là giữa Trường Đại học Kỹ thuật Nagaoka và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”.
Hội thảo này đã mời 60 đại biểu từ rất nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Thái Lan và Việt Nam đến thuyết trình. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu của Việt Nam cùng các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực phát triển cao su tự nhiên tham gia vào nhiều cuộc thảo luận khoa học khác nhau về các lĩnh vực như: hợp chất cao phân tử, biến tính cao phân tử và hợp chất mới, vật liệu kéo sợi và màng, công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, kỹ thuật môi trường. Các nhà nghiên cứu và nhà khoa học cũng đã trao đổi quan điểm và thành quả nghiên cứu.
Chuyến đi tham quan kỹ thuật tại vườn trồng cây cao su và nhà máy cao su tại tỉnh Thanh Hóa cũng được thực hiện vào ngày 3/8. Chuyến tham quan này sẽ giúp những nhà nghiên cứu nước ngoài hiểu hơn về hiện trạng của ngành công nghiệp cao su tại Việt Nam.
Liên quan đến dự án hợp tác nghiên cứu này, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam, ông TSUNO Motonori đã nói: “Với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu xuất sắc từ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các nhà khoa học đầu ngành Nhật Bản từ Trường Đại học Kỹ thuật Nagaoka, tôi tin tưởng dự án sẽ mang lại thành quả tốt đẹp cho cả Việt Nam và Nhật Bản”.
L.H
Nguồn: http://hanoimoi.com.vn