Quy tắc bố cục trong ảnh phong cảnh

22/10/2011
Những quy tắc sau sẽ giúp bạn tránh được những bức ảnh phong cảnh "thiếu đầu thừa đuôi" hay không có mục đích cụ thể.


Những người mới chơi hay chọn phong cảnh làm đối tượng để "bắt hình" vì thể loại này phong phú về đề tài cũng như không yêu cầu quá cao trong kỹ thuật sử dụng thiết bị. Tuy vậy, họ thường gặp nhiều khó khăn khi tìm cách thu gọn vẻ đẹp của đối tượng vào khung hình.

Dưới đây là một số quy tắc cơ bản trong bố cục ảnh phong cảnh. 

1. Đường chéo của ảnh

Đường chéo tạo điểm nhấn trên ảnh là cây cầu Cánh Cổng Vàng. Ảnh: Flickr.
Đường chéo tạo điểm nhấn trên ảnh là cây cầu Cánh Cổng Vàng. Ảnh: Flickr.


Đường chéo của ảnh thực chất chỉ là một đường thằng tưởng tượng do các vật thể trong khung hình vẽ ra, chẳng hạn một hàng cây, hàng rào hay bờ sông... Bố cục theo quy tắc đường chéo có thể là một cách rất tuyệt để thu hút sự chú ý của mắt vào đối tượng chính.

Thông thường, những đường chéo xuất phát từ góc ảnh này tới góc ảnh kia chia khung hình làm nhiều phần, đồng thời làm mắt rời sự chú ý khỏi khu vực trung tâm. Đưa đối tượng chính vào một góc ảnh sẽ giúp nhấn mạnh ý tưởng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Bố cục đường chéo theo chiều dọc và ngang cũng là phương pháp hay được sử dụng khi chụp đối tượng có quy mô lớn như hàng cây cổ thụ hay công trình kiến trúc.

Lưu ý rằng, một loạt đường chéo chạy theo nhiều hướng khác nhau (và giao nhau) có thể tạo nên điểm nhấn cho bức ảnh. Nhưng nếu số lượng này quá lớn có thể làm tác phẩm của bạn trở nên hỗn loạn và khó hiểu.

2. Dạng hình học

Tam giác phối cảnh trên ảnh bao gồm vòm cây và một con đường nằm tại chính giữa, người và chú mèo hơi lệch về hai bên. Ảnh: Flickr.
Tam giác phối cảnh trên ảnh bao gồm vòm cây và một con đường nằm tại chính giữa, người và chú mèo hơi lệch về hai bên. Ảnh: Flickr.

Ảnh phong cảnh thường cần những điểm nhấn để tạo nên sức hấp dẫn. Tuy nhiên, các điểm này cũng phải được bố trí theo một dạng hình học nhất định để tạo nên sự cân bằng cho khung hình. Ví dụ điển hình nhất là việc tạo nên một tam giác phối cảnh giữa ba vật thể, trong đó có một vật nằm ở trung tâm và hai vật còn lại phân bố hai bên. Phương pháp bố cục theo kiểu tạo dạng hình học thường rất khó áp dụng nhưng lại tạo ra hiệu quả cao khi muốn thu hút sự chú ý của người xem vào bức ảnh.

Người và hoa hướng dương nằm trong khu vực điểm gia cắt của các đường ngang và dọc. Riêng chân trời nằm khá sát đường ngang một phần ba phía trên. Ảnh: 3Joirn.
Người và hoa hướng dương nằm trong khu vực điểm gia cắt của các đường ngang và dọc. Riêng chân trời nằm khá sát đường ngang một phần ba phía trên. Ảnh: 3Joirn.

Để nhấn mạnh chủ thể của ảnh, người chụp luôn có xu hướng đặt đối tượng vào trung tâm khung hình. Kiểu bố cục đơn giản này khá hiệu quả khi chụp macro hay nhiếp ảnh đời thường. Tuy nhiên, với thể loại phong cảnh và chân dung, cách này có thể gây phản cảm vì chủ thể sẽ chiếm gần như toàn bộ khung hình và không thể hiện được chiều sâu bức ảnh.

Ta có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách sử dụng quy tắc một phần ba. Cụ thể, khuôn hình sẽ được chia làm chín phần bằng nhau bởi hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc. Đặt chủ thể vào điểm giao cắt của các đường ngang và dọc sẽ tạo nên hiệu quả nhấn mạnh tốt nhất. Đa số máy ảnh hiện nay hỗ trợ việc chụp theo quy tắc một phần ba bằng cách hiển thị các đường kẻ grid lines trên màn hình LCD hoặc kính ngắm.
4. Tạo khung ảnh
Tạo khung ảnh bằng cách chèn thêm một bộ phận nhô ra phía trên khung hình, chẳng hạn một vài tán lá. Ảnh: Trustedreviews.
Tạo khung ảnh bằng cách chèn thêm một bộ phận nhô ra phía trên khung hình, chẳng hạn một vài tán lá. Ảnh: Trustedreviews.
Tạo khung ảnh (Framing Image) là kỹ thuật chặn một phần khung cảnh chính bằng các vật thể khác nằm tại rìa ảnh. Thông thường, các vật này nằm ở tiền cảnh, tức là gần vị trí đặt máy hơn chủ thể. Khung nền thường có nhiều hình dạng và kích cỡ, cũng không nhất thiết phải bao trọn lấy toàn bộ bức ảnh. Khung nền bố trí không tốt có thể gây cảm giác lộn xộn và chật chội. Tuy nhiên, với một chút khéo léo, bạn có thể tạo nên sự khác biệt nhờ chính sự lộn xộn đó. Cách bố cục phổ biến nhất trong nhiếp ảnh phong cảnh là chèn thêm một bộ phận nhô ra phía trên cùng khung hình, chẳng hạn như một tán lá hay một nhành cây khô...
5. Quy tắc sinh ra để bị vi phạm

Nhiếp ảnh phong cảnh luôn cần những ý tưởng mới lạ. Ảnh: Desktoprating.
Nhiếp ảnh phong cảnh luôn cần những ý tưởng mới lạ. Ảnh: Desktoprating.

Những quy tắc nhiếp ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành góc nhìn cho người cầm máy. Người chụp nên biết và nhớ để vận dụng chính xác trong các trường hợp khác nhau, tuy nhiên, không nên quá cứng nhắc và lạm dụng để tránh chụp phải những bức hình giống của người khác. Nếu có thể, hãy phá bỏ các quy tắc và vận dụng khả năng sáng tạo của mình để tạo ra những kiểu bố cục mới lạ.