16/11/2011
Điều chỉnh
tốt năng lượng bề mặt của vật liệu là cơ sở cho việc bám dính tốt. Độ
dai cơ học của mặt tiếp xúc giữa màng và mực là một tính năng chứa các
thông số sau đây:
- Độ nén cơ học phụ thuộc vào đặc tính cơ học của chất tráng phủ và vật liệu.
- Độ thô của vật liệu.
- Năng lượng bề mặt, phân cực, và phản ứng mạnh.
Việc xử lý corona làm tăng đặc tính bám dính của vật liệu bởi các yêu cầu sau:
- Làm sạch bề mặt bằng cách thay thế các nguyên tử và phân tử bám hút.
- Cải thiện khả năng tiếp xúc phân tử bởi việc tăng thấm ướt.
- Tăng năng lượng bề mặt và điều chỉnh sự phân cực.
- Tạo phản ứng giữa các gốc và nhóm chức.
Đo khả năng thấm ướt và bám dính
Trong thực tế thì năng lượng bề mặt của polymer được đo với các loại mực in theo tiêu chuẩn DIN ISO 8296 và ASTM D 2578-99a.
Khi
đo theo DIN ISO 8296 thì mực in được quét lên vật liệu bằng chổi. Mép
vệt mực được quan sát hơn 90% độ dài của nó - khoảng 100 mm. Nếu mép
chất lỏng co lại và có dạng giọt trong khoảng 2 giây sau khi quét mực
thì việc kiểm tra sẽ được làm lại với mực khác có năng lượng bề mặt thấp
hơn cho đến khi mép mực không bị biến đổi trong khoảng 2 giây (hình 1).
Phương pháp này đo được giá trị năng lượng bề mặt, nhưng không đánh giá được các thay đổi nhỏ.
Theo
ASTM 2578-99a thì chất lỏng được phủ toàn bộ trên một mặt phẳng với một
miếng lót bằng cotton. Vùng mực in phủ lên một diện tích xấp xỉ 25 x 25
mm. Phương pháp này đo được các giá trị năng lượng bề mặt nhỏ, nhạy với
các lỗi gây ra cho màng.
Theo phương pháp của phòng thí nghiệm thì ASTM có sai số so với chuẩn ASTM là ± 2mN/m. Phương pháp DIN là là ±
1mN/m, DIN rõ ràng là tốt hơn. Sai số cao của phương pháp ASTM sẽ làm
cho lớp mực in dày đều không được đảm bảo và hơn nữa cũng nên sử dụng
tấm lót bằng len cotton.
Trong
thực tế thì phương pháp DIN ISO 8296 được ưa dùng hơn, bởi vì nó cho
kết quả nhanh và dễ thực hiện hơn phương pháp ASTM D 2578-99a.
Đối
với cả 2 phương pháp trên sử dụng cho mực in mềm với sức căng bề mặt
trong khoảng 30 – 72 mN/m với bước đo là 2 mN/m. Một loại bút kiểm tra
38mN/m được sử dụng như là cách kiểm tra bề mặt đã xử lý trước rất
nhanh, tuy nhiên nó không thích hợp cho các thiết bị hệ thống đo năng
lượng bề mặt và cũng không được sử dụng cho các bề mặt in và tráng phủ.
Bút kiểm tra này có thể được sử dụng giống như bất kỳ một loại bút nỷ
nào khác. Nếu đường vẽ ra trên bề mặt vật liệu là liên tục thì năng
lượng bề mặt vật liệu đó không nhỏ hơn 38 mN/m và có thể in được. Nếu
đường vẽ bị đứt nghĩa là bề mặt đã được xử lý kém hoặc chưa được xử lý.
Số
đo góc tiếp xúc hầu như chỉ được sử dụng trong các nghiên cứu của phòng
thí nghiệm. Nếu polymer chứa nhiều phụ gia hoặc được tráng phủ thì phản
ứng hóa học sẽ xảy ra giữa hóa chất trên mặt vật liệu và mực của bút
kiểm tra. Trong trường hợp này thì các bề mặt vật liệu được nghiên cứu
với các số đo góc tiếp xúc sử dụng nước cất.
Để cho kết quả bám dính của lắc, chất tráng phủ và mực in nhanh thì sử dụng băng keo kiểm tra theo ASTM D 3359-97.
Nguồn:
( Xem tiếp phần 5)