Cao su RSS, một số kiến thức cơ bản -- phần 2


Phần 2:


1. Thu nhận nguyên liệu: 
Mủ nước ở vườn cây cần thiết phải chống đông tụ, có rất nhiều lọai hóa chất để chống đông, hiện nay thông dụng nhất là Amoniac và Natrisulfit.
- Amoniac: dùng dưới dạng dung dịch 10 hoặc 15%, liều dùng tùy vào cự ly và thời tiết vào khỏang 0.01 - 0.05 % w/w, sau khi trút mủ tập trung lại trạm để vận chuyển là phải chống đông liền (vì do nhiều nguyên nhân nên ở khu vực tiểu điền chất chống đông đưa vào rất chậm hoặc nhiều lần).
Ưu điểm: quen sử dụng, có cảm giác như giữ mủ được lâu, khi chế biến có thể khuấy để đuổi bớt Amoniac.

Khuyết điểm: là dung dịch nên phải bảo quản trong phuy, cần phải đưa pH >9 mới bảo quản được dài thời gian bất lợi cho tạo đông.
- Natrisulfit: Bảo quản ở dạng rắn, khi sử dụng pha thành dung dịch với nước thường, nồng độ có thể sử dụng mọi nồng độ sao cho thuận tiện giữa người mua và bán về mặt hàm lượng ở khu vực tiểu điền, liều dùng có thể sử dụng đến 1 kg / 1000 lít mủ nhưng pH vẫn không cao.
Ưu điểm: Dể bảo quản, dể sử dụng, pH không cao, chống đông được thời gian dài
Khuyết điểm: chưa quen sử dụng, không thể đuổi bớt đi bằng khuấy.
Đề xuất: Chúng ta có thể áp dụng phương thức thu nhận mủ để sản xuất RSS như của người Thaí, đề xuất như sau:
-Cung cấp dụng cụ tạo đông, acid, kỹ thuật cho nhà vườn (chi phí này có thể thỏa thuận, phần nào có thể cấp miễn phí cho nhà vườn, phần nào trừ dần vào khi thanh toán), hướng dẫn kỹ thuật tạo đông và cán qua máy 5 trục thành tờ, phơi tự nhiên trong không khí (phần máy cán 5 trục có thể cung cấp theo cụm sao cho thuận lợi và ít chi phí).
-Nhà máy chính, khi thu gom về tổ chức phân loại, chà rửa sạch và đưa vào lò sấy, đóng gói tại đây
Như vậy chỉ tốn chi phí ban đầu, nhưng lại rất lợi về chi phí như hóa chất, acid và nhất là quản lý được chất lượng sản phẩm, (chấm dứt việc tranh mua tranh bán có điều kiện để gian lận). (Hãy liên hệ tác giả qua email).

( còn tiếp phần 3)

Nguồn: