Chất phòng lão sử dụng trong một sản phẩm cao su


Như chúng ta đã biết nguyên nhân chính làm cho một sản phẩm cao su dễ bị lão hóa là bởi vì trong các dây phân tử của loại cao su đó có nhiều liên kết đôi. Những loại cao su có dây phân tử bất bão hòa sẽ chịu tác động mãnh liệt của các tác nhân gây lão hóa như: nhiệt độ, oxy, ozone, ánh sáng, thời tiết, sự uốn dập…

Sự lão hóa của một sản phẩm cao su được biểu hiện ra bên ngoài sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau như: sản phẩm bị biến màu, biến cứng, xuất hiện các vết nứt, bị chảy nhão… và kéo theo hệ lụy là tính năng cơ lý bị suy giảm một cách trầm trọng.

Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể lựa chọn loại cao su có độ bão hòa cao như cao su EPDM, cao su Butyl hoặc hoàn toàn bão hòa như cao su EPM, Polysiloxane, Fluorocarbon…Mà vì đặc thù của sản phẩm, bắt buộc chúng ta phải lựa chọn các loại cao su có độ bất bão hòa cao bởi vì sự phù hợp của nó đối với điều kiện làm việc của sản phẩm cao su. Ví dụ như dây curoa B30 được sản xuất từ cao su thiên nhiên, một loại cao su có độ bất bão hòa cao, bởi vì sự phù hợp với điều kiện làm việc liên tục chịu sự uốn dập, chịu mài mòn…

Để hạn chế sự lão hóa, nhà sản xuất cao su thường bổ sung vào đơn pha chế chất phòng lão với hàm lượng thông thường khoảng từ 1-2%.
Hinh anh san pham day cua-roa B30 tu cao su thien nhien
(dvm-vab-caosuviet)