Phép thử biến dạng nén


Một số phương pháp thử nghiệm: IS0 815, ASTM D 395 method B, ASTM D 1414, BS 903: Part A6, DIN 53517-1.


Vòng đệm cao su chịu nhiệt
Phương pháp này giúp xác định khả năng phục hồi của cao su sau một biến dạng nén. Ví dụ như phương pháp ASTM D 395B, trong đó mẫu sẽ bị nén xuống một khoảng 25% so với độ dày ban đầu. Giữ mẫu ở trạng thái này bằng hai tấm thép phẳng trong một khoảng thời gian và nhiệt độ xác định. Các tấm thép này sau đó được lấy ra và mẫu sẽ được điều hòa về nhiệt độ phòng trong vòng 30 phút. Sau 30 phút, đo lại độ dày của mẫu sau khi nén. Nếu mẫu phục hồi hoàn toàn về độ dày ban đầu (độ dày trước khi nén) thì nó sẽ có biến dạng nén là 0%. Nếu nó không có sự phục hồi nào cả thì có biến dạng nén là 100%. Do đó, một vật liệu có tính chất biến dạng nén kém sẽ thu được kết quả thử với chỉ số cao và ngược lại.

Biến dạng nén giúp dự đoán tính năng của các đệm kín.
Biến dạng nén là một thử nghiệm đánh giá khả năng của cao su lưu hóa để phục hồi về hình dạng ban đầu của nó sau khi lực biến dạng bị loại bỏ. Khả năng của các đệm kín để ngăn chặn sự rò rỉ dường như được dựa trên tính chất của cao su trong suốt quá trình nén, chứ không phải sau khi lấy ra. Điều này là chắc chắn khi chúng hoạt động ở trạng thái luôn bị nén, nghĩa là lực biến dạng không được loại bỏ. Trong trường hợp này, phép thử nghiệm biến dạng nén chỉ là một phương pháp đo gián tiếp khả năng hoạt động của đệm kín.

Các thử nghiệm nén được thiết lập rất đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, một phép thử phục hồi ứng suất có thể sẽ thích hợp hơn vì nó là một phương pháp đo khả năng làm việc của đệm kín một cách trực tiếp hơn. Mẫu sẽ được nén trong ống và độ lớn của lực (áp lực ngược) tác dụng bởi mẫu lên ống sẽ được ghi nhận theo thời gian. Do cao su không đàn hồi được hoàn toàn nên lực này (ứng suất) sẽ giảm theo thời gian. Nếu lực này trở nên thấp hơn so với lực tác dụng của một chất lỏng được chứa trong đệm kín thì chất lỏng đó sẽ có khả năng bị rò rỉ. Các cuộc tranh luận về việc sử dụng biến dạng nén và phục hồi ứng suất như là một yếu tố dự đoán tính năng của vật làm kín không còn là một đề tài mới. Nhưng về mặt lý thuyết, các phép thử sau đó có vẻ như là sự lựa chọn hiển nhiên. Việc thu thập các dữ liệu mở rộng để chỉ ra sự tương quan giữa phục hồi ứng suất và độ bền nén với tính năng của các đệm kín có thể sẽ giúp giải quyết được cuộc tranh luận này. ASTM D1390 và ISO 3384 là những phép thử phục hồi ứng suất được giới thiệu gần đây.

Tham khảo từ tài liệu : An Introduction to Rubber Technology, Andrew Ciesielski.
(tth-vlab-caosuviet)