Thường Hóa Thép Trong Nhiệt Luyện

Ngành cơ khí là một ngành rất gần với cao su.
Bản thân cao su thì quá mềm, đôi lúc cần yếu tố cứng.
Sắt thép vì quá rắn, nên không thể dùng trong nhiều trường hợp.
Sự gắn liền giữa KIM LOẠI và CAO SU đã trở thành một câu chuyện vừa có tính hiện tại vừa ở tương lai.

Nghiên cứu các tài liệu về cơ khí, không phải nghiên cứu một ngành "rất gần", mà nghiên cứu chính mình.

Sau đây là một đoạn trích từ:

1/ Định nghĩa:
Nung thép đến trạng thái hoàn toàn là austenit, giữ nhiệt rồi làm nguội tiếp theo trong không khí tĩnh, cho độ cứng tương đối thấp (nhưng cao hơn phương pháp ủ đội chút).

Nhiệt độ: giống như ủ hoàn toàn nhưng được áp dụng cho cả thép sau cùng tích.Ac3 hay Acm + (20-30)oC.
Tốc độ nguội: nhanh hơn đội chút nên kinh tế hơn ủ.
Tổ chức và cơ tính: Tổ chức đạt được là gần cân bằng với độ cứng cao hơn ủ đôi chút.
2/ Mục đích:
Đạt độ cứng thích hợp cho gia công cơ đối với thép Cacbon thấp <0.25%.
Làm nhỏ Xementit, chuẩn bị cho nhiệt luyện kết thúc. Thường áp dụng cho thép kết cấu trước khi tôi (thể tích và bề mặt).
Làm mất lưới xementit II của thép sau cùng tích -> thép đỡ giòn, gia công được bóng bề mặt hơn.Ví dụ: Bánh răng:
- Vận tốc < 0.3 m/s 
- Mác thép: C45, C50
- Nhiệt độ tôi: thường hoá
- Độ cứng ( HB ): 197 – 207