Một số ý kiến cho rằng lõi trục bọc cao su phải được chế tạo thật dày. Theo suy nghĩ đó, chắc có lý giải như sau:
- Thành lõi được làm dày nhằm tăng khả năng cứng vững của trục, từ đó trong quá trình làm việc cao su phủ bên ngoài ít bị biến dạng hơn.
- Khi cao su không hoặc ít bị biến dạng sẽ làm chất keo bám giữa cao su và lõi sắt tốt hơn.
Những ý kiến trên có phần đúng, nhưng để cao su bám vào lõi sắt được tốt, bền hơn còn có nhiều điều kiện kèm theo ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình này. Các điều kiện làm việc của trục cao su quyết định đến tuổi thọ của nó: Môi trường, nhiệt độ, lực ép, công tác bảo dưỡng.... Nói chung là rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Như chúng ta đều biết cao su là một loại vật liệu rất tuyệt vời ở chỗ là có tính đàn hồi cao và tùy theo cách sử dụng mà có kết cấu lõi trục cũng khác nhau, không phải cứ làm càng dầy là tốt.
Tùy từng loại trục và vị trí lắp đặt, hình dáng kết cấu lõi và cao su sao cho phù hợp. Một phương pháp để khử biến dạng (độ võng) ở những trục ép (press roll) là bề mặt làm việc cao su được chế tạo có hình tang trống (bombe). Ngay cả những trục ép có đường kính lớn được làm bằng thép đặc, sau đó nhiệt luyện tăng độ cứng - thì bề mặt vẫn cần mài bombe. Nghĩa là việc biến dạng lúc nào cũng xảy ra với bất kỳ loại nào, nhiều hay ít mà thôi.
Vấn đề cần quan tâm là làm thế nào để cao su bám vào lõi sắt tốt hơn nữa.
|