Nghiên cứu tại trường đại học bang Michigan (MSU) đang tìm nguồn thay thế isoprene

EAST LANSING, Mich. (17 tháng 05, 2012) - Các nhà nghiên cứu tại trường đại học bang Michigan đang nghiên cứu phương pháp "thu hoạch" isoprene dạng khí từ cây, cây dương xỉ và rêu và chế tạo thành isoprene sinh học - như là một nguyên liệu có thể có để sản xuất cao su.

Các nhà nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Tom Sharkey, Trưởng khoa sinh học phân tử và sinh hóa của MSU đã đo được tỷ lệ sản sinh isoprene từ cây mà phương pháp này đã được cơ quan bảo vệ môi trường (EPA Environmental Protection Agency) sử dụng để tiên đoán các tầng ozone trong khí quyển và đã tạo ra các mô hình để đo đạc lượng isoprene đã được cây cối thải ra trong quy mô toàn cầu.

Isoprene được sử dụng trước tiên để sản xuất cao su tổng hợp bằng cách polyme hóa thành cis-1,4-polyisoprene, một vật liệu được nhìn nhận về mặt hóa học tương tự và tương đương về mặt chức năng với cao su thiên nhiên.

Một số cây thường thải isoprene như là một cơ chế để chống chịu stress do nóng cũng như đối với phần lớn các cây khác để giữ mát phải thông qua bốc hơi, MSU cho biết.

Nhóm của ông Sharkey đang làm việc để sản xuất isoprene sinh học thông qua sử dụng enzyme từ cây kudzu mà ông đã cấy ghép. Với enzyme, ông Sharkey đã tạo ra isoprene sinh học qua sử dụng vi khuẩn.

Ông Sharkey và nhóm đã liên kết với ZuvaChem Inc. - phòng kiểm nghiệm độc lập để nghiên cứu triển khai các chất xúc tác sinh học và quy trình hóa sinh để sản xuất quy mô thương mại isoprene.

Hiện nay cũng đang có các dự án nghiên cứu isoprene sinh học đang được tiến hành đặc biệt với sự tham gia của Goodyear và Genencor... và Group Michelin và Amyris - đang tìm kiếm để sản xuất nguyên liệu từ các loại đường phát sinh từ cây kudzu hoặc cây dương/cây dương lá rung.

M.L, Hiệp hội Cao su VN biên dịch, nguồn: www.rubbernews.com
Nguồn: Hiệp Hội Cao su Việt nam

Rubber covered
Lô cao su in