Máy đo lưu hóa đĩa dao động theo ASTM D2084



Giới thiệu Tài liệu thử nghiệm cao su đăng bởi trang web vLAB

Thiết bị thử nghiệm này thường được gọi là Rheometer hay ODR. Nó được phát triển trong những năm 1960 và mang lại một lợi thế tốt hơn các nhớt kế Mooney bởi vì nó không chỉ có thể đo lường thời gian tự lưu và tốc độ lưu hóa của một hợp chất cao su mà còn có thể đo lường trạng thái lưu hóa. Điều này do ODR dao động như một đĩa biconical như ở hình. 2.10. 






Một mẫu cao su được đặt vào trong loại đĩa đặc biệt này khi đĩa đóng lại ở nhiệt độ lưu hóa đã được định sẵn như hình. 2.11. 




Đĩa này dao động tới lui trong một vòng cung bằng ±1 hoặc ± 3. Điều này hoàn toàn khác với sự quay liên tục ở một tốc độ không đổi theo một hướng và không bao giờ dao động của nhớt kế Mooney. Điều này có nghĩa rằng khi các hợp chất cao su chưa lưu hóa tiến tới sự tự lưu, nó sẽ trở ít lỏng hơn và sẽ rắn hơn (khi sự lưu hóa xảy ra thông qua quá trình lưu hóa). Do dao động thông qua một vòng cung xác định nên hiệu quả của ODR có liên quan mật độ các liên kết ngang và sự tăng độ cứng. 



Tài liệu tham khảo: 
John s. Dick, Basic rubber Testing: Selecting Methods for a rubber Test Method. 
(tth-vlab-caosuviet)