Khi giảm nhiệt
độ, cao su trở nên cứng dần lên và cuối cùng trở nên cứng và dễ vỡ, đồng thời sự
phục hồi từ một biến dạng đặt vào cũng trở nên chậm chạp hơn. Điểm mà cao su trở
nên cứng và dễ vỡ là điểm chuyển tiếp thủy tinh. Một vài phép thử nghiệm vật lý
có thể được thực hiện tại các nhiệt độ bình thường và cho các mục đích cụ thể,
nó sẽ được mong muốn sẽ thay đổi về độ bền kéo, modulus động học, độ nẩy hoặc độ
cách điện khi nhiệt độ được hạ thấp xuống.
Chủ
yếu vì sự tiện dụng trong thực tế, một số quy trình thử nghiệm cụ thể ở nhiệt độ
thấp đã được phát triển để đo lường các xu hướng chung trong phản ứng của cao su
và đã được tiêu chuẩn hóa rộng rãi.
Các
phép thử nghiệm ở nhiệt độ thấp có thể được phân loại như sau:
-
Tốc độ hồi phục (biến dạng dư và sự co rút)
-
Thay đổi độ cứng
-
Điểm giòn
Ngoài ra, một số loại cao su như cao su thiên nhiên và
polychloroprene sẽ cứng lên ở nhiệt độ thấp bằng cách kết tinh một phần. Đây là
một quá trình diễn ra dần dần liên tục trong nhiều ngày hoặc vài tuần và nhanh
chóng nhất tại một điểm đặc biệt là nhiệt độ đặc trưng của mỗi polymer, ví dụ
như -250C
đối với cao su thiên nhiên. Do đó, phép thử nhằm mục đích để đo lường
hiệu quả của việc kết tinh phải phát hiện được những thay đổi về độ cứng hoặc sự
phục hồi sau một thời gian bị lão hóa ở nhiệt độ thấp.
Tài
liệu tham khảo: Roger Brown, PHYSICAL TESTING OF RUBBER, Springer
Science-i-Business Media, Inc.
(tth-vlab-caosuviet)