Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế
người Nhật không có quan niệm về sự “bình đẳng” giống như các nước khác.
Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh
hướng người trên và kẻ dưới, người chủ hoặc sếp trong công ty được ví như cha
mẹ và nhân viên được xem như con cái trong gia đình.
Trong các công ty, chấp hành kỷ
luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những người thâm niên hơn là
nền tảng cho các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai đó, họ
cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc. Danh thiếp
cung cấp những thông tin này, nên bạn phải trao danh thiếp của mình ngay khi
chào hỏi lần đầu tiên.
Danh thiếp phải được cho và nhận
bằng hai tay. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh thiếp của mình được người
khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên
được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không
bao giờ được nhét trong túi quần sau.
Sự hòa thuận
Trong giao tiếp, người Nhật không
muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng vào sự thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng
tuyệt đối vào quyết định của tập thể, ưu tiên cho những quyết định có kết
quả. Họ sẽ nói ra cảm xúc thật sự của họ bởi vì muốn duy trì sự hòa thuận.
Tính bằng hữu trong kinh doanh thì
quan trọng hơn cả tính logic, người Nhật cũng thường trò chuyện xã giao để
thiết lập quan hệ với bạn trước khi bàn bạc công chuyện kinh doanh. Hãy quan
sát các đối tác này để quyết định thời điểm bắt đầu thảo luận công việc. Nếu
đại diện nhóm nói chuyện thì những người còn lại nên ghi chú những điều cần
thiết để bàn bạc thêm với nhóm sau đó, vì người Nhật thường thể hiện mình khá
phức tạp, khó hiểu.
Lời nói “Vâng” (Yes) của họ có thể
có nghĩa là “không” nếu đi kèm với những cụm từ như We will think about it
(Chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó), We will see (Chúng tôi sẽ xem lại) hoặc
Perhaps (Có lẽ). Bạn có thể mất ba lần gặp gỡ và có khi một năm để mối quan
hệ kinh doanh với họ được trở thành chính thức.
Nghệ thuật chiêu đãi
khách
Ăn uống là thông lệ chung của các
doanh nhân, sự tương tác của hai phía trong bữa tiệc còn quan trọng hơn cả
thức ăn. Không nên mang vợ đến những buổi tiệc này, chủ tiệc người Nhật
thường là đàn ông và họ không bao giờ mang phu nhân theo họ. Người Nhật vẫn còn
trọng nam hơn nữ, nên chúng ta rất ít gặp những đối tác kinh doanh là nữ. Các
buổi tiệc chiêu đãi thường vào buổi tối và có rất nhiều thức ăn và rượu uống
thoải mái, và đây là lúc họ nói lên cảm xúc thật của mình. Việc đổ nước tương
trực tiếp lên cơm bị xem là bất thường.
Người ta ít khi tự rót rượu cho mình
trong các cuộc giao tế. Thông thường, một người sẽ rót rượu cho người đi cùng
và ngược lại người bạn sẽ rót rượu cho người đó. Tuy nhiên nếu một trong hai
người đang uống rượu từ trong chai và người kia chỉ uống từ ly thì bạn có thể
tự rót rượu, nếu không sẽ phải chờ rất lâu.
|
578. Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong kinh doanh
4/9/2011