Mời các bạn xem bài nghiên cứu của Tác giả Nguyễn bá Tòng, đăng trong web
một trang web giá trị:
KỸ THUẬT
SVR10&20- 10CV60
I. SVR 10 & 20:
Nguyên liệu cao su thu họach từ vườn cây, ngòai mủ nước ra phần còn lại đông trong chén, mủ dây trên miệng cạo, mủ đông tận dụng trong quá trình thu mủ nước thì gọi chung là mủ tạp đông. Nguyên liệu này dùng để sản xuất ra lọai mủ riêng biệt có các tính chất khác với loại từ mủ nước, lọai mủ này chuyên dùng là vỏ, ruột xe các lọai. Các nước có khu vực tiểu điền nhiều, thì thường sản xuất RSS rồi đến TSR 10 và 20, Việt Nam tỉ lệ sản phẩm mủ nước thì chiếm đa số hơn sản phẩn từ nguyên liệu tạp - đông.
1. Phân lọai - lưu trữ nguyên liệu:
- Phân lọai: Nguyên liệu phải được quản lý từ đầu, tách biệt các lọai tạp - dây - đông, việc để chung các lọai này sẽ khó khăn cho kiểm sóat chất lượng. Ngày nay, do việc bị mất cắp mủ nên người ta thường thu mủ chén sớm, có nơi còn dùng acid đánh đông trên chén nên mủ này trở thành mủ đông, hoặc không đủ thời gian ổn định đông thành chén mà bị vò cục thành cục nhỏ có dạng là mủ đông (nhưng vẫn được gọi mủ chén). Vì vậy trước đây người ta quy định hàm lượng mủ chén là 55% mủ đông là 45%, nhưng ngày nay không còn đúng nữa là do quy trình thu mủ sớm như đã nói bên trên, cách đo hàm lượng mủ đông tạp được đề nghị xem trong "các nghiên cứu".
- Lưu trữ: Nếu có điều kiện thì nên sử dụng máy cán crepe cán qua khối mủ đông, thậm chí mủ tạp ở dạng thu sớm như trên. Rồi phân lọai theo từng lọai riêng biệt và từng nhóm ngày ( tùy theo số lượng thu nhận hàng ngày và khả năng chứa của khu vực lưu trữ mà ấn định một nhóm gồm bao nhiêu ngày, tốt nhất là lưu trữ trong mái che, mủ lưu trữ ngòai nắng sẽ bị lão hóa bề mặt sản phẩm cao su này không thể sản xuất vỏ xe cao cấp được.( Mủ dây không phải cán). Một số nơi trên thế giới người ta phối trộn RSS4 và mủ tạp đông để sản xuất TSR 10 & 20. Mủ nguyên liệu được lưu trữ theo từng cụm ( cụm bao gồm : xuất sứ của mủ nguyên liệu, lưu trữ từ ngày đến ngày, số lượng), các số liệu này phải lưu vào hồ sơ để theo dõi.
2. Gia công cán rửa:
- Chuẩn bị cho sản xuất: Trước khi sản xuất xem hồ sơ, xem xét cụm nguyên liệu nào đã có thời gian lưu trữ đạt yêu cầu, lấy mẫu (mẫu lấy phải đại diện mỗi nơi trong cụm lấy một ít sao cho lấy khỏang 4 đến 5 vị trí vào khỏang 2 kg) cán qua máy cán 7 lần, sấy xong xác định Po và tạp chất. Ghi giá trị đo được vào hồ sơ theo dõi để phối trộn, khi làm phải làm nhiều mẫu để có cơ sở phối trộn giữa các cụm theo quy tắc giá trị trung bình.
- Gia công: Mủ tạp - đông thông thường do thu gom bị nhiễm nhiều tạp chất, vì vậy việc làm sạch mủ (làm giảm chỉ tiêu tạp chất là rất quan trọng). Hệ thống gia công cán rửa để sản xuất mủ SVR 10 & 20 qua nhiều máy và nhiều hồ rửa, có nơi người ta còn thiết kế băng chuyền để công nhân tuyển lựa thủ công loại bỏ các chất nhiễm bẩn. Kiểm soát công đoạn này chủ yếu cán trộn cho tờ mủ có tính đồng nhất và càng sạch trong mủ càng tốt.Sau khi xem xét hồ sơ có kết luận phối trộn giữa các cụm theo tỷ lệ tìm thấy, dùng dụng cụ định lượng để lường theo tỷ lệ một cách tương đối, cho vào hệ thống cán rửa, theo dõi suốt quá trình chạy máy tránh không cho mủ vào hồ rửa quá nhiều làm mất khả năng rửa của hồ, hiệu chỉnh máy sao cho tờ mủ được trộn đều, để có hạt cốm nhỏ và đều dể cho công đọan sấy.
3. Sấy: Vận hành lò sấy không khó tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, việc cài đặt chế độ sấy (nhiệt độ sấy và thới gian sấy cho một trolley) theo kinh nghiệm, ta có thể ấn định một chế độ nhiệt và rồi xem xét tính chất mủ ra lò và hiệu chỉnh ấn định cho lần kế tiếp, thông thường sản phẩm từ mủ tạp đông có nhiệt độ sấy thấp và thời gian kéo dài, dĩ nhiên là theo thiết kế của từng lò sấy của nhà sản xuất mà ấn định. Thông thường sản phẩm từ mủ đông tạp có khuyết điểm là bị sống hạt, hoặc sống đùm, khi gặp trường hợp này phải xem xét nguyên nhân cụ thể, thường là do khâu nguyên liệu, ít khi do khâu sấy mủ.
4. Bao bì, đóng gói: Xem phần "SVR L, 3L"
II. SVR 10CV60 và SVR 10CV50:
1. Sản xuất SVR 10CV60:
- Sản xuất bằng phương pháp nhúng: sản xuất như là sản xuất SVR 10, nhưng khi đến công đọan băm vào thùng sấy, người ta thiết kế hệ thống bao gồm palan và hồ dùng để ngâm hóa chất. Dung dịch HNS được pha trong hồ liều dùng được đề nghị như sau: pha dung dịch hồ HNS 1N ( theo số mol của H2SO4), sau đó cứ mỗi lần nhúng thùng có mủ vào vừa ngập hết phần mủ, lấy mủ ra để ráo ở hồ kế bên, muốn tiết kiệm số dung dịch rơi xuống hồ dùng bơm chuyển qua lại hồ ngâm. Sau một lần nhúng lấy mẫu dung dịch xác định lại số mol H2SO4 (bằng dung dịch NaOH chuẩn), tính tóan lượng mất đi chia cho trọng lượng mủ sao cho vào khỏang min từ 2 kg /tấn hóa chất đã bám vào mủ là đạt yêu cầu, đồng thời xem số mol còn lại trong dung dịch vơi đi bao nhiêu thì phải thêm vào cho bằng như ban đầu, dựa vào kết quả tính tóan mà phải xác định nhúng bao nhiêu thùng thì mới thêm HNS vào. Do việc tính tóan càng chính xác thì tỷ lệ chất lượng thành phẩm càng cao, hơn nữa nếu nguyên liệu có độ nhớt quá chuẩn thì có hai giải pháp để khắc phục: thứ nhất là tăng thêm nhiệt độ sấy theo dõi đo lường để hiệu chỉnh cho đạt yêu cầu. Thứ hai là lựa chọn nguyên liệu có độ nhớt tương ứng để sản xuất ( ít có khả thi). Các công đọan phía sau như là sản xuất SVR 10.
- Sản xuất bằng phương pháp dry prebreaker: Sau khi có sản phẩm SVR 10 (chưa ép bành), đưa vào băng tải cho vào máy dry prebreaker, vĩ mủ còn trên băng tải dùng dung dịch HNS 20% tính tóan sao cho một lượng vào khỏang 2kg/tấn, tưới đều trên bề mặt vĩ mủ, băng tải cuốn vĩ mủ này vào máy. Sau khi ra khỏi máy, qua hệ thống làm nguội lấy mẫu xác định độ nhớt, hiệu chỉnh độ nhớt vào khung tiêu chuẩn. Thông thường là độ nhớt cao hơn khung tiêu chuẩn , có hai cách để hiệu chỉnh. Cách thứ nhất: hiệu chỉnh nhiệt độ của phần sản xuất SVR 10 làm giảm độ nhớt xuống trước khi chuyển sang sản xuất 10CV. Cách thứ hai: hiệu chỉnh ở phần sản xuất 10CV, hiệu chỉnh mặt ri của máy đùn khép lổ ra của mặt ri nhỏ lại làm cho cao su chậm thóat ra ngòai hoặc nới rộng khỏang cách cung cấp các vĩ mủ trên băng tải làm cho cao su ở lâu hơn trong máy, cứ mỗi lần hiệu chỉnh lấy mẫu xác định lại độ nhớt cho tới khi độ nhớt vào khung tiêu chuẩn tất cả các số liệu đo đạt đều phải ghi chép vào hồ sơ để có cơ sở hiệu chỉnh cho các lần sau. Khi đã đạt được sản phẩm trong khung tiêu chuẩn, ép bành và đóng gói như SVR L, 3L.
2. Sản xuất SVR 10CV50:
- Sản xuất bằng phương pháp nhúng: Rất khó để sản xuất lọai này bằng phương pháp nhúng, chúng ta cũng có thể thực hiện sản xuất lọai này bằng cách cho vào dung dịch HNS trong hồ nhúng một lượng peptizer thường là LP 152, liều dùng có thể thử nghiệm trên mẫu sau đó xác định độ nhớt gia giảm để có độ nhớt trong khung tiêu chuẩn.
- Sản xuất bằng phương pháp máy dry prebreaker: Để làm giảm độ nhớt xuống khung tiêu chuẩn, chúng ta sử dụng peptizer LP 152, chuẩn bị dung dịch LP 152 riêng biệt (dung dịch HNS vẫn sử dụng đúng liều như sản xuất 10CV60), pha dung dịch LP 152 20%. Cô lập các thông số như nhiệt độ ở phần sản xuất SVR 10 (để có độ nhớt ổn định và biết được bằng cách lấy mẫu xác định độ nhớt), cô lập mặt ri và khỏang cách cung cấp vĩ mủ cũng để có độ hnớt ổn định và biết được bằng cách lấy mẫu xác định độ nhớt, sau đó sử dụng một lượng dung dịch LP 152 lấy mẫu xác định độ nhớt, hiệu chỉnh lượng dung dịch LP 152 để có độ nhớt trong khung tiêu chuẩn, các số liệu đo đạt được ghi chép vào hồ sơ để có cơ sở hiệu chỉnh cho các lần sau. Sản phẩm đạt yêu cầu, vào bao bì đóng gói như SVR L, 3L.
Hinh anh san pham cao su sx tu cao su tu nhien |