Mời các bạn nghiên cứu bài viết có giá trị của tác giả Nguyễn bá Tòng về cao su tự nhiên SVRL, 3L:
SVRL,3L
Trong hệ thống TSR, cao su lọai 3L và L được sản xuất qua nhiều công nghệ, chúng tôi đưa ra quy trình kỹ thuật tiên tiến và những kinh nghiệm. Ở đây chúng tôi áp dụng cho tất cả các giống cây có ở Việt Nam, sản xuất hổn hợp giống.
1.Chuẩn bị và tiếp nhận:
a. Chuẩn bị: Chất chống đông sử dụng đúng là rất cần thiết, hiện nay thông dụng nhất là NH3 kế đến là Na2SO3 "giống cây". Dù sử dụng lọai nào cũng phải xét các yếu tố sau đây, để đưa ra nồng độ và liều dùng thích hợp (quá nhiều, hoặc quá ít đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm):
- Giống và năm trồng của vườn cây: Xét yếu tố mẫn cảm của giống cây lên tính oxy hóa và sự lên nem làm biến đổi tính chất của mủ, cây già sự biết đổi tính chất mủ rất nhanh.
- Cự ly vận chuyển về nhà máy, thời tiết.
Chất chống đông chuẩn bị trước, riêng lọai Na2SO3không được để qua đêm.
b. Tiếp nhận: Chất chống đông phải được đưa vào trong mủ sau khi cạo xong càng sớm càng tốt, việc này còn phải xét đến ít lợi công chi phí, việc đưa vào mủ đã quá trể sẽ không còn tác dụng hoặc tác dụng rất ít, do vậy phải xét đến tính cụ thể của từng nơi để có biện pháp hữu ích. Khi vận chuyển mủ về đến nhà máy, cần thiết phải phân lọai nguyên liệu, chỉ phân thành 2 lọai mà thôi (việc phân biệt này giúp chúng tôi chọn được nguyên liệu tốt để có được sản phẩm có chất lượng).
- Lọai 1: Không bị biến đổi tính chất (lợn cợn), có màu trắng, không nhất thiết phải quá trắng.
- Lọai 2: bị biến đổi tính chất, màu quá vàng.
Nếu không phân biệt tốt ở đây thì khi để lẫn lộn chúng ta sẽ không có sản phẩm có chất lượng.
2. Xử lý nguyên liệu: Kiểm tra chỉ số pH, TSC%, chất nhiễm bẩn.
- Quan sát lấy ra các chất nhiễm bẩn thấy được, các chất không thấy được như cát phải dùng rây lược, ở những vùng đất không có cát, khi cạo ở miệng thấp và trong quá trình thu nhận mủ sẽ không bị nhiễm cát vào trong mủ, những khu vực này chỉ cần sử dụng rây lược có lổ 2 ly, nhưng những vùng có cát thì phải sử dụng rây kích thước 60 mesh (*), cứ sử dụng rây một tank thì thay rây để vệ sinh sạch thông thóat cho mẻ rây kế tiếp.
- Chỉ số pH và quan sát tính chất mủ để xác định cho lần chống đông kế tiếp, xem xét chỉ số pH của chất chống đông NH3có khác với Na2SO3, mủ của khu vực tiểu điền dùng NH3 có chỉ số cao pH >= 9, trong khi đó Na2SO3 chỉ cần pH =7 max. Khi kiểm sóat được chỉ số pH chất lượng mủ có màu tốt, ngòai ra còn ảnh hưởng đến chỉ tiêu Po của mủ thành phẩm.
- Xác định TSC% quy đổi ra DRC% theo kinh nghiệm (có bảng quy đổi chung), dùng chỉ số này để quy hàm lượng về mức đồng nhất có thể là từ 20 đến 27 % hơn nữa hoặc thấp hơn còn tùy vào chất lượng sản phẩm, thông thường lưu ý hàm lượng có ảnh hưởng lên chỉ tiêu màu lovibond nhưng phải có sự chênh lệch cách biệt 4 hoặc 5 đơn vị, điều này cũng có thể ảnh hưởng lên chỉ tiêu Po tương ứng.
*Ghi chú: Đối với việc thu nhận nguyên liệu mủ nước ở khu vực tiểu điền:
+ Để chống lại việc nhà vườn trộn các chất như thạch cao vôi một số chất làm tăng hàm lượng mà không thể nhận biết trong lúc nướng hàm lượng thì nhà máy có thể áp dụng cách đo tỉ trọng để ngăn ngừa việc làm này. Làm một mẫu đối chứng với tỉ trọng của mẫu đối chứng là mẫu hoàn toàn không bị pha, thường thì ở khoảng 0.96 (nhưng phải làm số cụ thể lấy 2 số lẻ). Sau đó cứ đo các mẫu của nhà vườn nếu tỉ trọng của mẫu vượt quá tì trọng đối chứng thì không chấp nhận, (thông thường khi đã có biện pháp để khắc chế thì họ sẽ không làm cách đó nữa).
+ Nếu khống chế chỉ số pH họ sẽ sử dụng một lượng ít NH3 để có mùi và họ sẽ cộng thêm một lượng nhỏ một bazơ mạnh thì họ sẽ có một chất chống đông tuyệt hảo có pH thấp. Chúng ta cũng có phương pháp để phát hiện ra trường hợp này.
- Dùng nước để đồng nhất hàm lượng như trên, khuấy trộn đều trong vòng 10 phút, để lắng tự nhiên tùy theo độ bẩn của vườn cây và theo mùa thường mùa mưa tạp chất cao nên để lắng thời gian lâu hơn (trong khỏang 10 đến 20 phút), dùng vòi phun cao áp phun hạ bọt trên bề mặt (bọt này dể bị đông cản trở mủ di chuyển và dể mẫn cảm với không khí nên dể bị oxy hóa).
3. Tạo đông: thủ công và hai dòng chảy.
- Thủ công: Lấy mẫu mủ trên các pit tạo đông, Đong chính xác 100 ml vào cốc miệng, dung dịch acid acetic hoặc formic nồng độ từ 0.5 đến 2% (xác định nồng độ này sao cho thích hợp phải được dựa vào nhiều yếu tố, cần thiết liên hệ tác giả) đựng trên buret, cho cá từ vào mẫu bật máy khuấy, nhỏ từng giọt dd acid xuống, dùng máy đo pH để xác định, khi pH đạt giát trị thích hợp thì dừng dd acid và đọc số lượng dd acid tiêu hao và áp dụng công thức (lưu ý: chỉ số pH từ 4.7 đến 5.6 chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm cần phải có kinh nghiệm để xác đinh chỉ số pH thích hợp, có thể liên hệ với tác giả).
Công thức: V (acid cần) = V(mủ) X V (acid) / 0.1 X 1000
V(mủ) : thể tích của một pit (lít)
V(acid): thể tích dd acid xác định được (ml)
V(acid cần): lượng dd acid cần cho một pit mủ (lít)
Chia nhỏ lượng acid cần ra thành nhiều phần nhỏ dọc theo pit, tưới đều trên pit và dùng dầm khuấy đều và nhanh tay, khi thấy có hiện tượng đông thì phải dừng lại ngay. Pha dung dịch Metabisulfit (Na2S2O5 ) 5% phun sương trên bề mặt, lưu ý : phun sương khi mặt mủ vừa tạo đông xong ráo bề mặt, phun trể sẽ mất tác dụng, phun sớm bề mặt nhầy nhụa.
- Hai dòng chảy: tính tóan thể tích bồn chứa acid và hồ mủ tương xứng sao cho một lần tạo đông là một hồ mủ và một bồn acid, thông thường dung tích của bồn tương đương 20% so với dung tích của hồ mủ cần đánh đông. Nồng độ acid như trên, mở vòi cho hai dòng cùng chảy lấy mẫu xác định chỉ số pH = 4.7 đến 5.6 (lưu ý: chỉ số này và cách bố trí bồn vòi chảy, cách hạ bọt, ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm cần phải có kinh nghiệm để xác đinh chỉ số pH thích hợp, có thể liên hệ với tác giả), dùng vòi cao áp phun trên bề mặt để hạ bọt, càng có ít bọt càng tốt, phun metabisulfit như trên. Dựa vào chỉ số pH để điều chỉnh lượng acid tạo đông, do các mương mủ.
4. Gia công cán, rửa, tạo hạt:
- Thông thường sau khi tạo đông 8 tiếng là có thể gia công cán, nhưng mủ tạo đông ổn định gia công cán là tốt nhất và nên gia công cán càng sớm càng tốt, vì số lượng nhiều sẽ kéo dài cả ngày, đây là một kinh nghiệm, phải thực hiện tạo đông sao cho các pit cán trước và cán sau không chêng lệch nhiều về tính chất (liên hệ tác giả). Trong quá trình này đảm bảo các yêu cầu sau đây: Tờ mủ và hạt cốm phải đều và nhỏ càng đều càng tốt, phải được vắt kiệt và rửa sạch sérum, luôn luôn tồn tại 3 thùng trolley chờ sấy mủ trước lò sấy.
5. Sấy: Chúng tôi chỉ đề cập đến lò sấy trolley
Vận hành lò sấy tùy thuộc vào từng lò sấy cụ thể, có thể lò sấy cùng hãng cùng công suất nhưng ít nhiều cũng có khác biệt. Theo quy tắc chung, người vận hành lò sấy phải biết dựa vào sự biến đổi hoặc việc tạo thành các công đọan trước (tiếp nhận, tạo đông, cán), khi nắm bắt đầy đủ và am tường các thông tin trên có thể đưa ra dự đóan chế độ sấy mủ ( bao gồm: nhiệt độ một - hai - ba đầu đốt, thời gian cho một trolley, các bước trình tự mở đầu đốt và tắt đầu đốt). Kiểm tra theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình sấy là rất cần thiết để tránh sự cố và có thể hiệu chỉnh chế độ sấy khi thấy chưa phù hợp.
6. Đóng gói, bao bì: Thực hiện tùy theo yêu cầu của khách hàng, quá trình này cần lưu ý: phân lọai các vĩ mủ đồng lọai, đồng màu, lấy các chấm đen, điểm sống ra khỏi bành mủ, tìm nguyên nhân để khác phục triệt để.
Lấy mẫu để xác định chất lượng (kiểm phẩm): Một lô mủ có 2 pallet, mỗi pallet có 36 bành mủ (bành có lọai 33.33 Kg và 35 Kg), xếp thành 6 lớp, mỗi lớp có 6 bành mủ, mẫu được cắt ở hai đầu chéo gốc của bành mủ ( khỏang 200 gram), mẫu được xếp ở lớp 1,3,5. Lót hai thảm chéo và thảm lót từng lớp mủ.
7. Ghi chép: Trong tất cả các quá trình đều phải tạo biểu mẫu sao cho các số liệu được ghi chép cụ thể và có thể tra cứu truy tìm tận gốc khi có sự cố.
(*) Muốn sử dụng rây 60 mesh, phải sử dụng chất chống đông là Na2SO3, chất này có tác dụng làm lỏng (không phải lõang) mủ do đó các hạt cát dể dàng rơi xuống đáy hồ với vận tốc nhanh. chúng tôi đã nêu ưu và khuyết điểm của 2 lọai này trong phần "
Nguồn:
Hinh san pham minh hoa tu cty Cao su Viet |